- Theo Helino | 11/03/2019 10:33 AM
Cây ăn thịt người là loài cây săn mồi hung ác, thường được tìm thấy sâu trong những khu rừng rậm. Mặc dù chúng có vẻ bề ngoài vô hại, song kỳ thực bộ rễ của chúng lại mang một sức mạnh khủng khiếp. Chúng là mối đe dọa chết người đối với bất kỳ loài sinh vật máu nóng nào lầm tưởng cánh lá rộng mở của chúng là nơi trú ẩn, thày vì là một cái bẫy. Nhiều người cho rằng cây ăn thịt chỉ tồn tại trong truyền thuyết của các bộ lạc hay của các nhà thám hiểm, tuy nhiên, trải qua hàng thế kỷ, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng thật sự tồn tại cho đến tận ngày nay.
CÂY ĂN THỊT NGƯỜI CÓ GÌ KHÁC VỚI CÂY BÌNH THƯỜNG?
Dù các nhà thám hiểm đã mô tả một số loài cây ăn thịt người với hình dạng đa dạng, độc đáo riêng về cành lá, từ cao lớn nổi bật đến dạng bụi thấp, tuy nhiên chúng vẫn có một vài điểm chung nhất định. Cụ thể hơn, cây ăn thịt người có những cành cây uốn lượn như rắn, đan kín với nhau bao vòng trong không trung, gió vì vậy không thể thổi vào được. Xung quanh gốc cây thường có một khoảng trống nhỏ, bởi những cây cối xung quanh đều bị rễ của nó đẩy lùi. Vì gần như có động vật nào sống sót sau khi đến gần cây, nên tán cây cũng không có tổ chim hay các loài như sóc, khỉ hoặc sinh vật sinh sống như cây cối bình thường.
KHẢ NĂNG SĂN MỒI
Mặc dù có khả năng săn mồi, nhưng cây ăn thịt săn mồi một cách khá thụ động do phần rễ bén chặt vào lòng đất. Vì vậy, giống như nhền nhện, cây ăn thịt thường chờ đợi con mồi tự sa bẫy. Chúng cũng có khả năng cảm nhận rất nhạy bén, cho phép phát hiện ra từ những con thú to xác cho đến những con chim bé nhỏ đậu trên cành cây. Thậm chí, khả năng cảm nhận này còn tinh vi đến mức bắt được các rung động trong không khí cũng như mặt đất trước cả khi con mồi thật sự tiếp xúc với bộ phận nào đó của cây.
Khi bắt mồi, những cành cây như xúc tu của thứ cây ma quỷ này lao ra bắt giữ con mồi và bẻ xương hoặc bóp cổ chúng đến chết. Một số cây được trang bị miệng hoặc lá hình phếu, giúp xé thịt nạn nhân. Về cách tiêu hóa, nhiều nhà thám hiểm cho rằng chúng chỉ hút máu nạn nhân và ném xác khô đi, nhưng một số khác lại miêu tả chúng hấp thụ nạn nhân vào chính thân cây.
NHỮNG CÂY ĂN THỊT NGƯỜI TỪNG ĐƯỢC BIẾT ĐẾN
Cây Madagascar
Năm 1874, một nhà thám hiểm người Đức tên là Carl Liche đã tới Madagascar, trong số các sinh vật rừng rậm đáng sợ, ông đã phát hiện ra một cây ăn thịt đáng sợ được các bộ lạc bản địa tôn kính. Liche có những ghi chép khủng khiếp về việc một phụ nữ bị hiến tế cho cái cây. Trong ghi chép này, nhà thám hiểm đã miêu cả cái cây giống con quái vật cao lớn với những cành cây ngoằn ngoèo di chuyển nhanh như chớp và siết cổ nạn nhân giống như cách một con trăn anaconda vậy. Câu chuyện của Carl Liche đã được một nhà thám hiểm khác là Chase Osborne chứng thực vào năm 1914. Dù bản thân Chase không tận mắt chứng kiến, tuy nhiên sự tồn tại của cái cây đã được người dân bản xứ và nhiều nhà truyền giáo địa phương xác nhận.
Cây Nubia
Vào năm 1881, Phil Robinson đã viết một cuốn sách về những trải nghiệm của chú mình tại Nubia, một vùng đất nằm ở phía bắc Châu Phi, gần sông Nile. Một trong những sinh vật khủng khiếp nhất mà cuốn sách này nhắc đến là cây Nubia, loài cây thường dụ động vật vào cành của nó bằng hoa thơm và quả vàng – có hình dạng giống như một giọt mật ong lớn. Những giọt sương sa xuống lá cây liên tục, nuôi dưỡng nó chúng thành một thảm cỏ xanh mướt, mọc cao và sắc như gươm. Cây bắt giữ con mồi bằng cành và không thể tấn công bằng súng ống, dao rựa.
Ya-Te-Veo
Năm 1887, ghi chép của JW Buel đã kể về một loại cây ăn thịt mà ông gặp ở Trung và Nam Mỹ. Loại cây này có thân ngắn, cành dài với các cạnh giống như lưỡi cưa. Các cành cây nằm trên mặt đất cho đến khi con mồi đến gần. Sau đó chúng bắt lấy con mồi và nhấc bổng lên không trung. Một khi con mồi đáng thương bị rút cạn máu, cái cây sẽ ném xác chúng đi.