Câu hỏi Tiếng Việt: Cái gì càng TRẮNG càng BẨN? Đáp án quá dễ nhưng nhiều người vẫn phải lắc đầu

BoB V  Pháp Luật & Bạn Đọc | 16/02/2022 03:35 PM

Câu hỏi tiếng Việt dễ thế này mà vẫn có người không biết!

Những ai thích giải đố chắc hẳn sẽ hiểu được sự thú vị và lợi ích của việc chơi đố mẹo. Cái hay của đố mẹo là bạn sẽ không biết được hướng suy luận như thế nào. Đơn giản vì bản năng của chúng ta khi đọc được một câu đố là tự "nảy số" để giải một cách không chủ đích, dù bạn có thích nó hay không.

Việc giải đố mẹo cũng giúp phát triển tư duy logic nữa đấy. Hãy cùng thử một câu hỏi đố vui Tiếng Việt trong chương trình Nhanh Như Chớp dưới đây nhé: "Cái gì càng trắng càng bẩn?"

 Câu hỏi Tiếng Việt: Cái gì càng TRẮNG càng BẨN? Đáp án quá dễ nhưng nhiều người vẫn phải lắc đầu - Ảnh 1.

Thường thì người ta thường bảo cái gì càng trắng thì càng sạch, trắng sạch cũng là cụm từ được sử dụng nhiều tỏng các quảng cáo bột giặt, nước rửa chén,.... nên câu hỏi này có vẻ khiến nhiều người phải đắn đo suy nghĩ. Nhưng trên thực tế, có một thứ quen thuộc như vậy đấy!

Đáp án cho câu hỏi trên là bảng đen. Đúng là thế thật, bảng đen chỉ sạch khi không có nét chữ nào được viết lên, phải đen kịt mọi góc bảng. Còn nếu học sinh hay thầy cô mà dùng phấn trắng viết vào thì tất nhiên bảng lại không sạch rồi, kể cả sau đó nếu xóa còn chút gợn của phấn thì bảng cũng chẳng thể sạch nổi.

Một câu hỏi đố vui trong chương trình Nhanh Như Chớp có nội dung như sau: "Bộ phận gì của mình nhưng lại chỉ về người khác?"

 Câu hỏi Tiếng Việt: Cái gì càng TRẮNG càng BẨN? Đáp án quá dễ nhưng nhiều người vẫn phải lắc đầu - Ảnh 2.

Trong câu hỏi này, bạn cần bao nhiêu thời gian để xác định được câu trả lời? Đáp án thì quá dễ rồi nếu bạn chịu khó suy nghĩ một chút.

Theo đó, một số bộ phận cơ thể có thỏa mãn yêu cầu của câu hỏi trên có thể kể đến như lông mày, lông mi, con ngươi.

Nếu bỏ qua ngữ nghĩa về từ chỉ bộ phận thì các từ mày là một trong những địa từ nhân xưng dùng để xưng gọi với người đối thoại, mang sắc thái thân mật, hoặc coi thường. Từ mi cũng được hiểu theo nghĩa này.

Còn với từ ngươi, đây là đại từ ngôi thứ hai chỉ người hàng dưới trong lối nói cũ hoặc chỉ người với ý khinh thường.

Do đó, có thể thấy, các bộ phận này thực chất nằm trên cơ thể mình nhưng tên lại chỉ về người khác.

https://kenh14.vn/cau-hoi-tieng-viet-cai-gi-cang-trang-cang-ban-dap-an-qua-de-nhung-nhieu-nguoi-van-phai-lac-dau-20220216122118604.chn