Cậu bé 11 tuổi bị khuyết tật không có cả tay lẫn chân, niềm vui duy nhất là chơi game

SmiLe  - Theo Trí Thức Trẻ | 13/09/2016 03:24 PM

Một câu chuyện kỳ lạ về Tiyo Satrio - Một cậu bé bị khuyết tật bẩm sinh tại Indonesia, rất thích chơi video games và đây có thể xem là niềm vui duy nhất của cậu để vượt qua mặc cảm về căn bệnh của mình.

Một câu chuyện kỳ lạ về Tiyo Satrio - Một cậu bé bị khuyết tật bẩm sinh tại Indonesia, rất thích chơi video games và đây có thể xem là niềm vui duy nhất của cậu để vượt qua mặc cảm về căn bệnh của mình.

Thật vậy, Tiyo Satrio sinh ra tại miền Tây Java, Indonesia. Cậu mặc căn bệnh lạ bẩm sinh khiến cơ thể mất đi cả tứ chi. Nhìn vào Tiyo Satrio, chúng ta có thể sẽ không hiểu sao lại có căn bệnh "quái ác" như vậy tồn tại.

Vào lúc mang thai, mẹ của Tiyo Satrio cũng không phát hiện ra căn bệnh của con trai mình. Sinh ra với căn bệnh quái ác, Tiyo Satrio trở nên trầm cảm và chỉ thực sự tìm được niềm vui khi sở hữu một chiếc máy PS3.

Cậu bé 11 tuổi bị khuyết tật không có cả tay lẫn chân, niềm vui duy nhất là chơi game

Mẹ của Tiyo Satrio, một người phụ nữ trung niên tỏ ra gượng buồn khi nói về tình trạng của con trai mình: "Tôi sinh Tiyo Satrio vào đúng nửa đêm, khi biết tin con trai mình bị khuyết tật, không có cả tay lẫn chân, tôi đã bị shock. Tuy nhiên hiện nay tôi đã chấp nhận, và coi đây là một chuyện bình thường".

Mẹ của Tiyo Satrio cũng khẳng định rằng con trai mình rất thích chơi các trò chơi điện tử, và đây có thể xem là niềm vui duy nhất của cậu hàng ngày.

"Sau khi tắm xong, nó chơi game cho đến khi giáo viên đến dạy học. Sau khi học xong thì Tiyo Satrio lại chơi game tiếp. Mỗi ngày đều diễn ra như vậy".

Mặc dù không có tay, nhưng Tiyo Satrio vẫn có thể chơi điện tử trên chiếc máy PS3, cậu bé bấm các phím trên tay cầm bằng cằm và khuỷu vai của mình. Nhìn Tiyo Satrio chăm chú chơi game, chúng ta có thể thấy rõ sự hứng thú của cậu bé này với những trò chơi điện tử.

Dẫu vậy, gia đình Tiyo Satrio cũng khuyến khích thêm cậu bé ra ngoài giao tiếp với xã hội. Hàng ngày, cậu bé vẫn được mẹ hay các người thân trong gia đình đưa ra ngoài trên chiếc xe lăn.