Call of Duty: WWII – Khi đất nước gọi tên những người hùng

Nguyễn Tuấn Anh  - Theo Helino | 24/01/2018 09:00 PM

Bài dự thi của độc giả Nguyễn Tuấn Anh với tựa game Call of Duty: WWII.

Chiến tranh vốn là một điều mà loài người không bao giờ muốn nhắc tới, bởi ở đó chỉ có giết chóc, hoang tàn, tàn sát lẫn nhau. Máu và sinh mạng người lính đã đổ xuống trên những mảnh đất ngày đêm bị cày xới bởi làn mưa bom bão đạn. Nhưng trong những khoảng khắc sinh tử ấy, chúng ta lại thấy được tình đồng chí, sự san sẻ, tinh thần không hề nao núng trước làn đạn của địch, cùng nhau lướt tới chỉ với mong muốn mang lại sự an bình, sự trở về “Đất Mẹ”. Và có lẽ Call Of Duty: WWII đã làm tốt được những gì mà tôi mong muốn.

Call of Duty: WWII – Khi đất nước gọi tên những người hùng - Ảnh 1.

Bắt đầu chơi CoD từ ngày tôi học lớp 11 với phiên bản Modern Warfare 1, quả thật lúc nào CoD cũng luôn có sức hút mạnh mẽ với những người mê thể loại game hành động chiến tranh như tôi. Trải qua hơn 13 phiên bản của CoD từ phiên bản cổ xưa nhất đến những bản Black Ops 3, Infinity Warfare và bây giờ là WWII, tôi luôn có một sự hài lòng với CoD, từ cốt truyện đến đồ họa, vũ khí, cơ chế gameplay,...

Tuy nhiên WWII có lẽ vẫn là 1 thử thách quá lớn với PC của tôi (Yêu cầu hơi cao, cũng như cần 1 ổ cứng lớn), nên thay vì tải xuống và thưởng thức trọn vẹn, tôi chọn cách xem các streamer như Trực Tiếp Game của Dũng CT hay TheBradBad của nước ngoài để trải nghiệm game này. Và mãi tới gần đây, tôi mới được trải nghiệm thực sự một sản phẩm tuyệt vời của Activition.

Call of Duty: WWII – Khi đất nước gọi tên những người hùng - Ảnh 2.

Intro của game và hoạt cảnh của mỗi màn chơi đều tràn ngập một màu sắc âm u, có lúc ngập trắng tuyết, có lúc lại bụi bặm, và có lúc xung quanh nhân vật chỉ là những tòa nhà đổ nát, khói bụi từ những trận bom do máy bay rải xuống. Cầm trên tay những vũ khí thời đó, tôi là nhân vật chính lao vào cuộc chiến để “xử” hết nhưng tên phát xít đang cố chống trả lại Quân Đồng Mình. Quả thực, CoD luôn “chiều” các gamer khi xây dựng khung cảnh, xây dưng các nhân vật và hoạt cảnh “thật” đến nỗi, tôi cứ nghĩ rằng là những nhân vật trong game là người thật do tài tử nào đó đóng phim.

Tất tần tật mọi thứ, từ cơ chế gameplay đến cách thức di chuyển, đã là điều quá quen thuộc không có gì phải bàn, tuy nhiên có 1 thứ vẫn làm tôi hơi cay cú, nhưng rất thích thú, đó là khi CoD bổ sung thêm thanh máu cho nhân vật. Và thế là mỗi khi tôi muốn xông lên, tôi luôn phải dè chừng rằng liệu tôi có bị bắn chết bởi những phát đạn của địch hay một cái bẫy nào đó luôn chờ sẵn? Và cũng chính điều này là CoD WWII trở nên khác biệt so với những phiên bản khác: đó là khi những người lính thực sự là “con người” chứ không phải “Rambo” mà ăn lắm đạn thì chỉ cần đi núp là tự hồi phục như các phiên bản CoD tiền nhiệm.

Nói về soundtrack, phải nói rằng tôi thích nó rất rất nhiều. Soundtrack mở đầu của game với tiếng trumpet ngân vang mang lại cho tôi rất nhiều cảm giác rất thú vị. Đó là cảm giác hào hùng khi mang trên mình một trọng trách là bảo vệ thế giới, diệt trừ phát xít, đó là cảm giác nghiệt ngã, ngặt nghèo của số phận, khi chứng kiến những đồng đội của mình hy sinh để mình rút lui, và cảm giác khi bản thân tôi và đồng đội của mình giành chiến thắng và giải phóng được Paris rông lớn. Quả thật Wilbert Roget đã làm tốt phần âm nhạc của CoD.

Call of Duty: WWII – Khi đất nước gọi tên những người hùng - Ảnh 3.

Và điều mà tôi thích nhất trong CoD là cốt truyện nhân vật, đi sâu khám phá về mỗi con người chứ không đi theo những gì thuộc về lịch sử. Bản thân tôi đã từng chơi rất nhiều game về Thế Chiến 2, và đa phần cốt truyện của nó xoay quanh những chiến dịch quan trọng của Hồng quân Liên Xô và Quân Đồng Minh. Nhưng với CoD WWII, đây lại là điều khác. Bám sát từng sự kiện của lịch sử, game khởi đầu là trận đánh bờ biển Normandy vô cùng gian nan như ‘lò lửa’ giết chết rất rất nhiều lính đồng mình, CoD cũng khá nhấn mạnh về mảng “Con Người” khi xây dựng 2 hình tượng nhân vật chính và nhân vật người chỉ huy. Chơi qua từng mission, tôi lại càng thấy rõ hơn, bản chất của mỗi nhân vật trong cảnh chiến tranh khốn cùng.

Với một anh chi huy cấp dưới, sinh mạng của đồng đội là trên hết, và anh ta luôn muốn đồng đội của mình phải cẩn thận, thì đối ngược lại, là vị chỉ huy cao hơn, có phần khó tính, luôn liều lĩnh với mọi thử thách, nhưng ẩn sau trong anh ta là những niềm đau,khi mà trong một trận chiến. Anh ta quyết định cứu những anh lính bị kẹt lại tại nơi bị giam hãm với đội máy bay cứu trợ, những lời hứa được cứu vòng vây của địch không được thực hiện, và chỉ có mình là người sống sót duy nhất sau trận càn khốc liệt ấy.

Call of Duty: WWII – Khi đất nước gọi tên những người hùng - Ảnh 4.

Đã là chiến tranh thì hy sinh là điều không thể tránh khỏi. “Không có vinh quanh nào mà không phải đánh đổi bằng màu và cả sự hy sinh”. Khi giây phút tôi chứng kiến vị chỉ huy bỏ mạng để cả đội chạy thoát, cũng là lúc tôi hiểu đc sự dũng cảm mà mỗi người lính khi cầm súng là như thế nào.

Call of Duty: WWII – Khi đất nước gọi tên những người hùng - Ảnh 5.

Và cuối cùng điều khiến tôi xúc động nhất chính là tình đồng chí và tinh thần quả cảm. Bởi với 2 đức tính ấy, nhân vật chính mới sẵn sàng xé bỏ tờ giấy giãi ngủ, cầm súng và quay trở lại cứu người đồng đội đã “vào sinh ra tử” cùng mình. Và giây phút cuối cùng, là giây phút đẹp nhất, khi tôi cứu được người bạn thân trong trại tập trung của Đức, khi mọi hằn thù được xóa bỏ, và anh chỉ huy tìm lại còn người thật của mình. Và kết thúc game là lời hứa làm bạn cho tới chết của tôi và anh bạn cùng đi với mình.

Call of Duty: WWII – Khi đất nước gọi tên những người hùng - Ảnh 6.
Call of Duty: WWII – Khi đất nước gọi tên những người hùng - Ảnh 7.

Khi đóng lại game sau những giờ phút chiến đấu, tôi nhận ra dưới mưa bom bão đạn, vẫn còn đó những câu chuyện thật cảm đồng về lòng nhân ái và những điều kì diệu trong chiến tranh. Cảm ơn Activision và Sledgehammer đã mang trở lại 1 Call Of Duty rất mới, rất tuyệt vời, rất chân thực và vô cùng nhân văn.

Để tham gia cuộc thi Cây Bút Vàng, các bạn hãy gửi bài viết về hòm thư info@gamek.vn.

Thông tin chi tiết xem tại ĐÂY.

Cùng đọc các bài dự thi khác của Cây bút vàng 2018 tại ĐÂY.