Các quyết định phát triển trò chơi tai hại nhất mà các nhà phát hành game từng triển khai

Thomas  - Theo Helino | 11/06/2019 11:59 PM

Lựa chọn của các nhà phát hành game đôi khi không giống ai.

Trong lịch sử phát triển video game, đã có những quyết định then chốt được đưa ra, nhỡ vào những quyết định này mà chúng ta mới có những trò chơi hấp dẫn để thưởng thức. Nhưng bên cạnh đó cũng có những quyết định hết sức tai hại, mà chúng tôi đề cập đến sau đây, những quyết định này đã khiến nhiều ý tưởng hấp dẫn trở thành thảm họa, và khiến cho các game thủ phải thất vọng.

Duke Nukem

Các quyết định phát triển trò chơi tai hại nhất mà các nhà phát hành game từng triển khai - Ảnh 1.

Khi Duke Nukem 3D được phát hành vào năm 1996, thực sự nó đã gây được một số thành công nhất định, ngay cả khi trò chơi gây tranh cãi với các đặc điểm "tình dục và bạo lực". Phần tiếp theo, Duke Nukem Forever, được công bố vào năm 1997 nhưng trò chơi này đã bị kẹt trong việc phát triển suốt hơn một thập kỷ. Nhà phát triển 3D Realms đã dành 12 năm để làm Duke Nukem 3D. Đó là một quãng thời gian cực kỳ dài cho một trò chơi video. Người ta đã nghĩ rằng phần mới của Duke Nukem 3D sẽ không bao giờ xuất hiện.

Cho đến tận năm 2009, 3D Realms vẫn chưa hoàn thành xong trò chơi, thậm chí họ đã đóng cửa cửa hàng. Sau đó công ty bị kiện bởi Take-Two - người có quyền xuất bản Duke Nukem -  vì 3D Realms không giao hàng. Việc này đã phá hủy hoàn toàn công ty.

Sau sự cố này, Gearbox đã tiếp quản lại 3D Realms, và vào năm 2011 cuối cùng thì Duke Nukem Forever cũng đã được ra mắt, nhưng mọi người đều nghĩ nó sẽ là một trò chơi tệ. Rõ ràng, dù mất đến 15 năm để hoàn thành, thì Duke Nukem Forever vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện.

Bomberman

Các quyết định phát triển trò chơi tai hại nhất mà các nhà phát hành game từng triển khai - Ảnh 2.

Khi bạn nghĩ về "Bomberman", bạn có thể hình dung ra một anh chàng nhỏ bé dễ thương với hai đường kẻ mắt màu đen, trong trang phục trắng xanh với tay và chân màu hồng. Hình ảnh Konami đã xây dựng cho Bomberman trước đó thực sự đã đi sâu vào tâm trí của những game thủ, nhưng đột nhiên vào giữa những năm 2000, họ quyết định làm lại Bomberman theo một cách khác lạ, không còn anh chàng dễ thương như thường thấy nữa.

Việc khởi động lại Gritty đã được thực hiện rất thường xuyên với nhiều trò chơi, điều này sẽ làm cho các fan cảm thấy mới lạ. Nhưng Bomberman: Act Zero lại không khiến các Fan hào hứng với sự thay đổi này. Bomberman bé nhỏ hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều biết đã biến mất cùng với tình yêu của các game thủ. Anh ta trông giống như một người máy xấu xí.

Trong bài đánh giá của họ về trò chơi, IGN đã gọi Bomberman: Act Zero là "một thất bại không thể cứu vãn". Họ không phải là những người duy nhất phàn nàn về trò chơi. Cả nhà phê bình và người hâm mộ đều coi thường sự thay đổi đối với Bomberman. Hóa ra không ai muốn một Bomberman trở nên hung dữ như thế này. Sau đó Bomberman đã trở lại trong một trò chơi khác, và anh đã trở lại bình thường. Konami đã học được một bài học nhớ đời.

EA Sports đã không trả thù lao cho các vận động viên Đại Học

Các quyết định phát triển trò chơi tai hại nhất mà các nhà phát hành game từng triển khai - Ảnh 3.

Rất nhiều tin đồn gây ồn ào về việc các trường đại học đã nhận được rất nhiều tiền từ việc cho EA khai thác hình ảnh các vận động viên của họ, nhưng những vận động viên này lại không nhận được dù chỉ 1 xu. Trên thực tế việc này rõ ràng là đã vi phạm pháp luật nếu chúng thực sự sảy ra. Trước đây EA Sports đã làm nhiều trò chơi bóng bầu dục đại học và bóng rổ đại học nổi tiếng trong nhiều năm, cho đến khi sảy ra vụ việc này.

Cựu cầu thủ bóng rổ của UCLA, Ed O'Bannon đã cùng với một số cựu vận động viên đại học khác để kiện NCAA và EA Sports vì đã sử dụng tên và hình ảnh của họ mà không có sự đồng ý của họ. Như tờ New York Times đã đưa tin vào thời điểm đó, một cuộc dàn xếp đã dẫn đến việc các nguyên đơn nhận được số tiền khổng lồ lên đến 60 triệu đô la. Tuy nhiên, đó không phải là điều gây thiệt hại lớn nhất cho EA Sports. Sau khi kết thúc vụ kiện này, họ đã không làm một trò chơi thể thao NCAA nào kể từ năm 2013. Công việc từng kiếm được rất nhiều tiền đó rõ ràng đã chết. Một quyết định sai lầm đã khiến EA phải trả giá bằng cả 1 loạt game.

SimCity

Các quyết định phát triển trò chơi tai hại nhất mà các nhà phát hành game từng triển khai - Ảnh 4.

Khi Maxis quyết định khởi động lại SimCity vào năm 2013, mọi người đã rất phấn khích. Đúng là nếu trò chơi vẫn tốt như các phiên bản trước, và lại được cải tiến cho hợp với thời đại mới, rõ ràng là rất hấp dẫn. Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ với phiên bản mới này. Như Kotaku đã lưu ý, bạn phải trực tuyến. Đúng vậy, và thậm chí là bạn phải luôn giữ mình trog trạng thái online.

SimCity mới yêu cầu bạn phải trực tuyến để chơi. Điều này kéo theo những phiền toái, chẳng hạn như bạn không thể chơi trên máy bay, nơi hoàn hảo để giết thời gian. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là bạn không thể chơi nếu EA (công ty sở hữu Maxis) có vấn đề với máy chủ của họ. Đương nhiên, khi trò chơi ra mắt, họ có vô số vấn đề.

Trong nhiều ngày, không ai có thể chơi SimCity, vì họ không thể truy cập vào máy chủ và không có chế độ chơi ngoại tuyến. Người hâm mộ đã phát điên, và đánh giá là vô cùng khó chịu với tình trạng này . Đó là một thảm họa hoàn toàn. Sau sự cố này, công ty phải nhanh chóng kết hợp thêm một phiên bản ngoại tuyến cho người chơi để xoa dịu đám đông giận dữ. Đáng lẽ họ nên làm điều đó ngay từ đầu.