BTC HPL Việt Nam: “Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm từ những thiếu sót của HPL Thế giới”

Bút Sa  - Theo Trí Thức Trẻ | 08/12/2016 10:00 AM

Tập Kích
21/01/2016 NCB: Trung Quốc NPH:

Ngoài ra, BTC HPL Việt Nam còn nhắc tới việc sẽ mời những đội tuyển quốc tế có chuyên môn cao đến tham dự giải đấu của Việt Nam vào những mùa sau.

Như đã thông tin trước đó, Chung Kết Thế Giới HPL 2016 diễn ra từ ngày 30.11 - 4.12 tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Tuy nhiên vào ngày 1.12, do cảm thấy "bất bình" về công tác tổ chức thiếu chuyên nghiệp và chưa thực sự công bằng của BTC, đội tuyển ProGK đã quyết định từ chối thi đấu.

Khép lại những điều không hay của giải đấu, chúng tôi đã có một cuộc trao đổi với ông Lương Phùng Hưng – Trưởng dự án game Tập Kích về kinh nghiệm thu được và những dự định mới cho Tập Kích Việt Nam:

Ông Lương Phùng Hưng – Trưởng dự án game Tập Kích (VTC Mobile)

1. Sau khi tổ chức thành công giải đấu HPL tại Việt Nam và nhận được hiệu ứng khá tốt trong giới chuyên môn cũng như cộng đồng game thủ, ông có nhận định như thế nào về tương quan giải đấu của Việt Nam so với HPL thế giới tại Trung Quốc vừa qua?

Để so sánh giải đấu HPL thế giới và HPL Việt Nam thực sự cũng có nhiều điểm khác biệt. Quy mô HPL Việt Nam là giải vô địch Quốc gia, chúng tôi cho các bạn lập đội và trải qua vòng loại online, sau đó vòng chung kết miền Bắc, Trung, Nam được diễn ra theo thể thức offline tại 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. Còn HPL thế giới là giải đấu có quy mô quốc tế, thành phần tham dự là các đội tuyển vô địch quốc gia tại các nước và lãnh thổ có phát hành game Tập Kích. Các giải quốc gia đều tuân theo thể thức thi đấu của giải thế giới nói riêng và bộ môn mobile eSports nói chung. Nhìn chung chúng tôi đều tuân theo một tôn chỉ mục đích là hướng đến sự phát triển lĩnh vực mobile eSports cũng như tạo sân chơi công bằng và lành mạnh cho tất cả người chơi của bộ môn Tập Kích.

Tuy nhiên, có một vài điểm trong khâu tổ chức của HPL Thế giới khiến cho không chỉ đoàn Việt Nam mà nhiều đoàn đều cảm thấy không thỏa đáng. Trong đó đặc biệt là đường truyền mạng và thiết bị thi đấu – hai yếu tố quan trọng quyết định sự công bằng của trận đấu.

Nếu như ở Việt Nam, BTC chúng tôi đã chuẩn bị rất kĩ càng cho phần này: nâng cấp máy chủ, dùng 6 đường truyền riêng biệt tại địa điểm thi đấu chỉ để phục vụ thi đấu, mời những chuyên gia mạng hàng đầu công ty đến để theo dõi và khắc phục nếu gặp vấn đề về mạng... Thì ở HPL Thế giới lần này, vấn đề về đường truyền khiến các trận đấu liên tục bị gián đoạn kéo dài vài tiếng đồng hồ, gây cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu của các tuyển thủ cũng như chất lượng của mỗi trận đấu.

Bên cạnh đó, so với việc sử dụng ipad mini để thi đấu như Việt Nam và một số nước hay HPL Thế giới mùa giải trước, thì việc dùng điện thoại Huawei mate 9 để thi đấu cũng là một lựa chọn chưa được hợp lý. Theo cảm nhận của các tuyển thủ, Huawei mate 9 có màn hình cảm ứng không được nhạy, máy nhanh bị nóng pin, bị giới hạn bởi ngôn ngữ tiếng Trung, nhìn chung chơi game ko được ổn định… Điều đó có ảnh hưởng lớn tới chất lượng thi đấu của các đội tuyển.

2. Theo ông, nguyên nhân chính dẫn tới các vấn đề phát sinh ngoài ý muốn trong giải đấu HPL thế giới vừa qua là gì?

Khi tổ chức một giải đấu hoặc một sự kiện tầm cỡ, BTC sẽ phải đối mặt với rất rất nhiều khó khăn. Ở Việt Nam đối với VTC Mobile cũng vậy, chúng tôi cũng đã gặp và phải vượt qua rất nhiều khó khăn, vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức. Tuy nhiên vấn đề phát sinh tại vòng chung kết HPL thế giới vừa qua có thể nói là một trong những vấn đề khó kiểm soát nhất. Do thiết bị thi đấu là thiết bị di động (với kết nối không dây) nên chất lượng đường truyền sẽ khó kiểm soát hơn rất nhiều trên máy tính. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết nối kém có thể phát sinh từ nhiều vấn đề khác nhau như: máy chủ quá tải, đường truyền máy chủ gặp vấn đề, kết nối mạng tại địa điểm thi đấu gặp vấn đề... Nguyên nhân chủ quan có thể do BTC HPL Thế giới chưa lường trước được hết các tình huống phát sinh, nên chưa có các phương án xử lý kịp thời, làm giảm chất lượng và tính chuyên nghiệp của một giải đấu quốc tế.

3. Nhìn nhận được các nguyên nhân đó, BTC Việt Nam đã đúc rút được những kinh nghiệm như thế nào để tránh lặp lại sai lầm như HPL thế giới?

Những điểm hạn chế mà HPL Thế giới mắc phải là những kinh nghiệm quý giá đối với bất cứ một đơn vị tổ chức giải đấu eSports nào. Trong đó, có 2 vấn đề mà chúng tôi lưu ý nhất.

Đầu tiên là vấn đề về nhà tài trợ. Việc HPL Thế giới sử dụng điện thoại Huawei có lẽ là việc bắt buộc từ phía tài trợ. Chính vì thế, lựa chọn nhà tài trợ phù hợp và chất lượng là điều vô cùng cần thiết. Thứ 2 là việc kiểm thử thiết bị và đường truyền. Nếu BTC kiểm tra và nhận định thiết bị đủ chất lượng theo yêu cầu, khi đó mới nên đưa vào phục vụ giải đấu. Đương nhiên, những gì mà BTC HPL thế giới làm được thì cũng rất đáng để học hỏi, ví dụ như: hệ thống sân khấu, bộ hình ảnh visual, hệ thống livestream…

4. Dự định của BTC giải đấu Việt Nam cho cộng đồng Tập Kích vào những mùa sau như thế nào? Liệu có tiếp tục tham gia HPL thế giới nữa hay không?

VTC Mobile đã và sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai lộ trình những giải đấu mùa tiếp theo của bộ môn Tập Kích. Với mục tiêu củng cố và hoàn thiện hơn về mặt quy mô, chuyên nghiệp và hiện đại hơn trong khâu tổ chức. Đặc biệt, có thể chúng tôi sẽ mời các đội tuyển có chuyên môn cao trên thế giới tới Việt Nam tham gia thi đấu. Chắc chắn những mùa giải sau của Tập Kích Việt Nam sẽ còn đáng xem hơn nữa.

Về HPL Thế Giới, đại diện của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tham gia. Với ước muốn khẳng định bản lĩnh Tập Kích trên đấu trường Quốc Tế, VTC Mobile và các tuyển thủ Việt Nam quyết sẽ không bỏ cuộc giữa chừng. Chúng tôi đều hi vọng HPL Thế Giới 2017 sẽ khắc phục được các vấn đề tồn đọng trong năm 2016 và thực sự vươn mình trở thành một trong những giải đấu mobile eSport số một trên thế giới!

Rất cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện. Chúng tôi đặt nhiều hy vọng vào VTC Mobile trong những giải đấu về sau!

Thông tin theo dõi tại:

Website: http://tapkich.vn

Fanpage: http://facebook.com/tapkich.vn

Youtube: Tại đây