- Theo Nhịp Sống Việt | 06/02/2020 01:59 PM
Trong 2 kỳ CKTG gần nhất, các đội tuyển thuộc LCK đều gây thất vọng theo nhiều cách khác nhau. Nếu như người ta có thể biện minh cho thất bại trong năm 2018 rằng năm đó không có SKT T1 thì tại CKTG 2019 vừa rồi, chính đội tuyển huyền thoại này cũng bị loại ở Bán Kết. Điều này cho thấy rằng LCK đang thụt lùi so với chính họ và thế giới trong những năm vừa qua. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng chủ yếu là do lối chơi kiểm soát tiêu cực của người Hàn đã lỗi thời rồi.
2 nhà vô địch thế giới gần nhất đều tới từ giải LPL
Kể cả khi LCK mùa xuân 2020 khởi tranh, mọi thứ cũng không hề khá hơn khi giải đấu này vẫn "nhàm chán" như vậy. Đỉnh điểm là tại ván 2 trận Gen.G vs KT Rolster, các BLV thậm chí còn bàn luận về mấy bộ phim trên Netflix hay Disney+ ngay trong thời gian trận đấu diễn ra bởi thế trận quá một chiều khi Gen.G thoải mái áp đặt còn KT thì chỉ biết chịu trận. BLV LS còn phải thốt lên rằng "Chúng ta phải nói gì đây, họ thậm chí còn không muốn tạo ra đột biến nữa là"
Vì trận đấu quá nhàm chán mà 2 BLV của giải LCK phải "luyên thuyên" suốt gần 1 phút về mấy bộ phim trên Netflix, thậm chí là các dự án như ngoại chuyện của Darth Vader
LCK
BLV Atlus: "Gen.G vừa có trụ thứ 3 rồi và đây là bất lợi về bản đồ cho KT, mà mấy anh KT phải làm gì đó đi chứ, nếu không thì chúng tôi sẽ phải tiếp tục nói về, các bạn biết đấy, mấy bộ phim hay để xem và kết thúc bằng một chiến thắng cho Gen.G"
BLV LS: "Nghe này Atlus, điều đang diễn ra ở đây là LCK đang đối lập hoàn toàn so với thế giới, họ lo sợ khi tạo ra tình huống đột biết, họ sợ ngay cả việc thử làm điều đó nữa".
BLV Atlus: "Ôi không, nhưng đây là KT mà, họ không sợ gì cả, họ luôn làm gì đó mà".
BLV LS: "KT lúc này có nghĩa là Không thể thử (Kan't Try, chơi chữ từ Can't Try), nếu anh nói rằng Không thể là C thì được thôi(C trong tiếng anh phát âm giống với từ See - nhìn, ý của LS là anh thấy rằng KT còn không dám tạo ra đột biến)".
Theo như 2 BLV Atlus và LS miêu tả thì ván 2 giữa Gen.G và KT "chả có gì xảy ra cả", một bên cứ đẩy và bên còn lại chịu thua mà thôi
Trên đây chỉ là một câu chuyện nhỏ trong buổi bình luận LCK đầu mùa nhưng nó cũng chỉ ra rằng các đội tuyển Hàn Quốc chơi quá an toàn hoặc tệ hơn là bảo thủ với lối đánh kiểm soát của mình. Lùi lại thời gian một chút về CKTG 2019, chính cách chơi cầu toàn của SKT T1 khi đó đã khiến họ thua trước G2 Esports, những kẻ dám di chuyển táo bạo hơn.
Sự thất bại của SKT T1 tại CKTG 2019 vừa rồi làm đòn đánh rất mạnh vào niềm tự hào của LMHT Hàn Quốc
Có thể nói vấn đề thành tích tại các giải quốc tế không chỉ dừng ở một đội tuyển đơn lẻ nào mà là câu chuyện hệ thống chiến thuật của LCK. Những đội Hàn Quốc vẫn trung thành với lối chơi kiểm soát tiêu cực của mình, họ rất ngại giao tranh hay đấu kỹ năng trực diện với đối thủ. Nghe thật ngược đời khi game thủ Hàn Quốc ngại so kè kỹ năng, tuy nhiên nó lại là sự thật nếu bạn theo dõi LCK hay CKTG đủ nhiều.
Tư tưởng này cách đây vài năm thì có vẻ đúng, nhưng ở cái thời những team Trung Quốc và Châu Âu thống trị như hiện tại, lối chơi cầu toàn đó quá dễ bị phá vỡ bởi những pha di chuyển đột biến. Dù vậy thì chuyện những team Hàn Quốc thay đổi lối chơi của mình là rất khó, nó là một phần tính cách của người dân xứ này rồi, có thể họ sẽ chơi táo bạo hơn đó nhưng nhất định không phải là tương lai gần.