Game online vốn dĩ là sản phẩm của ngành giải trí với mục đích tốt đẹp. Tuy nhiên, sau nhiều năm, các trò chơi trực tuyến phải chịu nhiều định kiến không mấy tích cực của xã hội. Nhắc đến game online, nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh sẽ cho đó là trò vô bổ, thường kéo theo các hệ lụy như bỏ học, bỏ nhà, thậm chí là phạm pháp…
Nhìn chung, người ta vẫn thống nhất với nhau rằng “không có game online xấu, chỉ có game thủ xấu”. Thế nhưng, đến giờ, những định kiến trên vẫn không thể xóa bỏ. Câu hỏi làm thế nào để mọi người xung quanh có cái nhìn khác về trò chơi điện tử quả thật còn khiến nhiều game thủ nhức nhối.
Làm thế nào để mọi người xung quanh có cái nhìn khác về game vẫn là câu hỏi khó
Có rất nhiều cách để cha mẹ, người thân nghĩ khác về game online, trong đó phải kể đến việc tham gia bộ môn thể thao điện tử (eSports) chuyên nghiệp. Tham gia các giải đấu eSports, người chơi không chỉ được thỏa mãn niềm đam mê, sở thích của mình; có cơ hội nhận các giải thưởng danh giá và giá trị; mà còn là sự khẳng định những giá trị tích cực của trò chơi điện tử.
Hiện nay, sau nhiều thời gian dài tự phát triển, thế thao điện tử ở Việt Nam đang dần được công nhận như một ngành giải trí chuyên nghiệp, lành mạnh mà ở đó, người chơi không đơn thuần là những gamer mà trở thành các vận động viên thực thụ.
Tương lai của thể thao điện tử thế giới
Với định hướng biến eSports trở thành một môn thể thao nghiêm túc với sự cạnh tranh khốc liệt hệt như những bộ môn khác như bóng đá, điền kinh,… các nhà làm game đã và đang đầu tư rất nhiều cho mảng này nhằm thay đổi dần cái nhìn của dư luận về thể thao điện tử nói riêng và game online nói chung. Theo đó, việc trở thành một vận động viên eSports sẽ không chỉ là trò giả trí nữa, mà còn nâng tầm lên thành một nghề nghiệp thực sự, được nhìn nhận và coi trọng.
Hiện tại, ở Việt Nam có khá nhiều giải đấu eSports có tầm cỡ quốc tế như giải đấu Dota 2, LMHT, FIFA Online 3, Counter Strike, HPL – Tập Kích,… mà người chơi game có thể chọn để tham gia. Trong đó, đáng chú ý nhất là giải đấu Hero Pro League (HPL) Vietnam 2016 – giải đấu chuyên nghiệp thể thao điện tử trên di động đầu tiên của Việt Nam.
Giải đấu HPL Vietnam 2016 là giải mobile eSports chuyên nghiệp đầu tiên và danh giá nhất hiện nay
Nếu như trước nay người ta vẫn quen với các giải thể thao điện tử trên PC thì giải đấu HPL của game Tập Kích Mobile là “phát súng” mở đầu cho xu thế Mobile eSports. Theo giám đốc kinh doanh quốc tế của VTC Mobile – đơn vị tổ chức giải đấu HPL tại Việt Nam thì, “mang được giải đấu HPL về Việt Nam là thành quả sau nhiều nỗ lực muốn kiến tạo ra những sân chơi điện tử chuyên nghiệp, công bằng, lành mạnh cho các bạn trẻ Việt. Đây cũng là cơ hội lớn để các bạn trẻ yêu game chứng tỏ bản lĩnh và khả năng của mình”.
35 tỷ đồng là tổng giải thưởng của giải HPL thế giới được tổ chức tại Trung Quốc
Được biết, giải đấu HPL Vietnam 2016 là một phần thuộc hệ thống giải đấu HPL bộ môn Tập Kích, nhằm tuyển chọn gương mặt vòng chung kết thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh – Trung Quốc vào tháng 12 tới. Giải đấu sẽ được tổ chức một cách chuyên nghiệp bao gồm 3 vòng đấu từ vòng loại online, chung kết miền cho đến chung kết toàn quốc. Với tổng giá trị giải thưởng tiền mặt lên đến 240 triệu đồng cùng kinh phí tổ chức hơn 6 tỷ đồng cho thấy độ quy mô, hoành tráng của giải HPL Vietnam. Đây cũng là giải đấu thể thao điện tử trên di động có số tiền thưởng và kinh phí đầu tư lớn nhất hiện nay.
Theo thông tin mới nhất, giải đấu HPL Vietnam đang trong giai đoạn vòng loại ba miền Bắc – Trung – Nam để chọn những đội xuất sắc nhất vào vòng chung kết miền vào đầu tháng 10 tới. Độc giả quan tâm đến giải đấu HPL Vietnam 2016 có thể theo dõi tại đây: http://giaidau.tapkich.vn