Bảng Ouija còn được gọi là bàn cầu cơ. Tuy xuất hiện ở nhiều nền văn hóa với hình dạng khác nhau nhưng bàn cầu cơ thường có chung một số đặc điểm: bàn có chữ cái cơ bản, các con số từ 0 đến 9 và câu "xin chào", "tạm biệt". Ngoài ra, tùy vào người làm bàn cầu cơ, có thể còn được khắc thêm những từ ngữ đầy đủ. Mỗi bàn cầu cơ có thêm một mảnh ván nhỏ dùng như phương tiện để giao tiếp với linh hồn cũng như nắm bắt ý của linh hồn, theo niềm tin của nhiều người.
Bàn Ouija hoạt động như thế nào?
Dù trò chơi cầu cơ có một lịch sử rất dài, nhưng các nhà khoa học hiện đại đã đưa ra rất nhiều lý lẽ để bác bỏ nó. Một trong những giả thuyết thuyết nhất được gọi là "hiệu ứng ideomotor". Hiệu ứng này có thể xảy ra theo hai cách khác nhau: ai đó di chuyển miếng ván hoặc bàn cầu cơ có chủ đích hoặc những người tham gia di chuyển miếng ván vô thức vì sự co giật cơ trong tiềm thức.
Khi tham gia trò chơi Ouija với sự chờ đợi các hiện tượng siêu nhiên, người sử dụng bàn cầu hồn rất dễ tin vào việc có các linh hồn đang chuyển động. Về bản chất, hiệu ứng ideomotor sẽ xảy ra khi những người tham gia có một niềm tin mạnh mẽ vào hiện tượng siêu nhiên.
Hiệu ứng ideomotor được thể hiện rõ nhất trong thủ thuật gọi là bàn xoay (một hình thức cầu cơ thịnh hành dưới thời Victoria, một nhóm người sẽ ngồi quanh chiếc bàn và chờ mặt bàn xoay quanh để đọc các chữ cái trên đó). Hiện tượng này xảy ra như sau: chiếc bàn bị con người tác động và di chuyển, do đó con trỏ cũng di chuyển. Đây có thể là kết quả được tạo ra do thiết kế vật lý của chiếc bàn cùng thủ thuật với đinh ghim, không phải do hiện tượng siêu nhiên.
Vào thời Victoria, khi các hiện tượng siêu nhiên kì quái vẫn còn là chủ đề yêu thích của người dân, bàn xoay được đồn đại là "những người ngồi quanh nhận thấy họ phải rượt quanh phòng để tóm được chiếc bàn". Tuy nhiên, hiện tượng này đã được nhà vật lý học Faraday chứng minh bằng thực nghiệm chuyển động của bàn xoay hoàn toàn do tác động từ ngón tay những người tham gia tạo ra.
Lịch sử có thật của bàn cầu cơ
Trên khía cạnh lịch sử, có lẽ những chiếc bàn cầu cơ đầu tiên xuất hiện dưới thời nhà Lưu Tống (thế kỷ thứ 5 sau công nguyên) và phổ biến dưới thời nhà Tống (thế kỷ 10-13 sau công nguyên). Nó được gọi là fuji (fu chi/phù kê), gần giống với ouija hiện đại. Người Trung Hoa xem nó như một công cụ chiêu hồn thuần túy. Thuật phù kê được thực hiện như sau: hai người đỡ lấy cái que, đầu que đưa trên mâm gạo (hoặc cát/tro), khấn vái để tay mình đưa cái que, vạch thành chữ trên mâm. Kí tự hiện trên mặt mâm gạo sẽ được xem như chỉ dẫn từ thần linh. Thuật phù kê có ý nghĩa văn hóa rất quan trọng trong lịch sử Trung Hoa.
Vụ án mạng cầu cơ tại Anh
Ở thế giới hiện đai, trò chơi Ouija ngoài việc được xem là công cụ giao tiếp với linh hồn còn được xem như một trò chơi bói toán. Tất nhiên, bàn cầu cơ được sử dụng phần lớn là theo mẫu mã của Elijah Bond thiết kế.
Tuy nhiên, không phải trò chơi nào cũng vui. Bàn cầu cơ từng được nhắc đến trong một vụ án mạng nghiêm trọng, khi nghi phạm được xét xử lại sau khi phát hiện 4 thẩm phán xét xử vụ án đã chơi cầu cơ trước ngày tuyên án.
Tháng 3 năm 2017, Stephen Young ở Pembury, nước Anh, bị tuyên án tù chung thân. Stephen là một nhà môi giới bảo hiểm, anh bị kết án sát hại cặp đôi mới cưới Harry và Nicola Fuller trong ngôi nhà của họ ở Wadhurst, Đông Sussex. Tuy nhiên, sau đó người này đã được xét xử lại sau khi 4 thẩm phán tham gia vụ án thừa nhận rằng họ đã chơi Ouija để liên lạc với linh hồn nạn nhân Harry Fuller. Các thẩm phán tin rằng họ đã được linh hồn mách bảo hãy bỏ phiếu "có tội" cho Stephen Young.
Dù ngày nay trò chơi cầu cơ không còn mang những ý nghĩa tâm linh quá lớn với người tham gia, nhưng nó vẫn là một trò chơi đòi hỏi sự gan dạ.