Đời sống pháp luật | 27/06/2024 12:31 PM
Từ xưa đến nay, nhân vật Bao Công luôn được biết đến như một biểu tượng của công lý và chính trực trong lịch sử pháp luật Trung Quốc. Bao Công (5 tháng 3 năm 999 - 3 tháng 7 năm 1062), biểu tự Hy Nhân, thường được gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Chửng. Ông là người Lư Châu, Hợp Phì (giờ là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy).
Bao Công luôn được biết đến như một biểu tượng của công lý và chính trực trong lịch sử pháp luật Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Bao Công làm quan nhà Bắc Tống, quan tới tòng nhị phẩm Xu Mật Viện phó sứ, Triều tán Đại phu, Cấp sự trung, Thượng Khinh xa Đô úy, tước Đông Hải quận Khai quốc Hầu, thực ấp 1800 hộ, thực hưởng 400 hộ, nhận tử sắc kim ngư đại ngự ban. Khi mất được truy thăng hàm Lễ bộ Thượng thư, thụy Hiếu Túc.
Ông được vinh danh là "Bao Thanh Thiên", người đã xây dựng nên một đội ngũ các quan lại đức độ và tài năng. Nhà văn đời Tống Âu Dương Tu đã dành cho Bao Chửng những lời bình luận: "Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình". Thống kê ghi lại, những người bị Bao Chửng trừng trị không dưới 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời. Thậm chí ngay cả quốc trượng Trương Nghiêu Tá – cha đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức.
Trong thời gian ở phủ Khai Phong, Bao Công đã lập nên một nhóm phụ tá đầy năng lực bao gồm ngự miêu Triển Chiêu, Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ. (Ảnh: Sohu)
Trong thời gian ở phủ Khai Phong, Bao Công đã lập nên một nhóm phụ tá đầy năng lực bao gồm ngự miêu Triển Chiêu, Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ. Trong đó Triển Chiêu là một cái tên nổi bật với vai trò "Ngự miêu", một nhân vật không chỉ có võ công xuất sắc mà còn là cánh tay phải đắc lực của Bao Công trong việc trị an đất nước.
Triển Chiêu vừa một quan sai tinh minh mẫn cán, công minh chính trực đồng thời ông cũng là một nhân vật giang hồ võ công cái thế, hào hiệp trượng nghĩa, được đông đảo bạn bè và dân chúng ngưỡng mộ.
Triển Chiêu là cánh tay phải đắc lực của Bao Công trong việc trị an đất nước. (Ảnh: Sohu)
Theo trang Sohu, Bao Công vì lao lực nên lâm bệnh nặng và nhận ra rằng ông không còn sống được bao lâu. Trong một đêm khuya tĩnh mịch, Bao Công đã gọi Triển Chiêu vào và trao cho ông những lời dặn dò cuối cùng. Ông thẳng thắn nói rằng "Sau khi ta chết, ngươi phải giấu tên, về quê ở ẩn và tuyệt đối không để bất kỳ ai biết tung tích của mình cũng như dính vào chuyện quan trường."
Quả thực, sau khi Bao Công qua đời, Triển Chiêu đã rời khỏi phủ Khai Phong và biến mất không còn dấu vết.
Theo các nhà sử học, Bao Công đưa ra yêu cầu này với Triển Chiêu là do 3 nguyên nhân.
Sau khi Bao Công qua đời, Triển Chiêu đã rời khỏi phủ Khai Phong và biến mất không còn dấu vết. (Ảnh: Sohu)
Thứ nhất, Bao Công biết Triển Chiêu không có ai chống lưng tại triều đình và việc giải quyết nhiều vụ án liên quan đến hoàng thân quốc thích trong quá khứ có thể sẽ khiến "Nam hiệp" trở thành mục tiêu trả thù.
Những mưu mô và âm mưu có thể đã xảy ra trong cung đình sau khi Bao Công qua đời, các lực lượng đối địch có thể đã nắm bắt cơ hội này để trả thù và thanh trừng những người từng gắn bó với Bao Công.
Thứ hai, Bao Công qua đời vào năm 1062, hưởng thọ 63 tuổi. Các chuyên gia sử học đặt giả thuyết rằng Triển Chiêu kém Bao Công khoảng 8 tuổi. Tính ra, thời điểm Bao Công mất, Triển Chiêu cũng đã 55 tuổi. Ở độ tuổi này, đương nhiên vị "Nam hiệp" không còn thích hợp để đánh giết hay bắt tội phạm nữa.
Bao Công gặp Triển Chiêu khi hai người còn rất trẻ. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, trong cuốn "Bao Thanh Thiên – Thất hiệp ngũ nghĩa" ở hồi 2 "Chùa Kim Long, anh hùng cứu nạn, làng Ẩn Dật, hồ ly trả ơn" từng đề cập tới tuổi của Bao Công và Triển Chiêu. Trong đó, tác giả miêu tả "Bao Công khi đó 16 tuổi. Khi đó, Bao Công chuẩn bị ứng thí kỳ thi hương thì bất ngờ gặp một gã võ sinh oai phong lẫm liệt, rõ mặt anh hùng, tuổi chừng hai mươi, phong độ hiên ngang. Người này chính là Triển Chiêu." Như vậy, Triển Chiêu hơn Bao Công 4 tuổi và khi Bao Công mất thì vị "Nam hiệp" đã 67 tuổi. Tuổi thọ của người xưa không cao nên Triển Chiêu khi đã ở tuổi xế chiều. Do đó, ông đã quyết định nghỉ hưu về quê hưởng tuổi già an nhàn.
Thứ ba, nếu Triển Chiêu về hưu có thể bí mật bảo vệ gia đình của Bao Công. Triển Chiêu luôn được biết đến là một cao thủ có võ công cao cường, kiếm pháp bậc nhất vào thời bấy giờ. Vốn ông không hề hứng thú làm quan, nhưng vì cảm động trước sự chính trực của Bao Công nên đã quyết định đi theo vị quan này.
Triển Chiêu không hề hứng thú làm quan, nhưng vì cảm động trước sự chính trực của Bao Công nên đã quyết định đi theo ông. (Ảnh: Sohu)
Khi Bao Công qua đời, Triển Chiêu không còn mong muốn phục vụ vị quan nào khác nên việc lựa chọn nghỉ hưu và sống ẩn dật là tất yếu. Hơn nữa, Triển Chiêu có thể ở trong "bóng tối" vớ tư cách là một anh hào giang hồ và bảo vệ gia đình của Bao Công. Đó là điều tốt nhất cho cả hai bên.
Vì thế, Triển Chiêu, dù có phần nghi ngờ và không hiểu rõ về quyết định của Bao Công, nhưng vẫn quyết định tuân theo lời dặn của người mà ông coi như người bạn thân thiết nhất. Quyết định của Triển Chiêu thể hiện lòng trung thành và sự tôn trọng tuyệt đối đối với người bạn đã khuất.
Nguồn: Sohu, Sina