Ba nhóm tin tặc khét tiếng, đang bị cả thế giới truy lùng

Đông Phong  Theo Phụ nữ số | 09/10/2023 04:17 PM

Trong những năm gần đây, nhiều nhóm hacker mới đã ra đời, và được đánh giá là rất nguy hiểm.

Các nhóm hacker đã tạo ra những phần mềm độc hại, sau đó lợi dụng những lỗ hổng bảo mật và tấn công hàng triệu người dùng và doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, nhiều nhóm hacker mới đã ra đời, và được đánh giá là rất nguy hiểm. Dưới đây là những nhóm hacker được đánh giá là nguy hiểm nhất hiện nay. 

3 nhóm tin tặc khét tiếng, đang bị cả thế giới truy lùng - Ảnh 1.

DarkSide

DarkSide là nhóm đứng sau vụ tấn công làm rúng động ngành nhiên liệu nước Mỹ hồi tháng 5, khiến mạng lưới phân phối nhiên liệu của nhà máy Colonial Pipeline bị đóng cửa, gây lo ngại về tình trạng thiếu xăng dầu.

Tháng 8 năm 2020, DarkSide bắt đầu trở nên nổi tiếng. Nhóm tấn công vào các công ty lớn, khiến họ gặp trục trặc và bị gián đoạn. Sau đó, nhóm sẽ đòi tiền chuộc từ các nạn nhân. Thường các công ty như vậy sẽ đóng bảo hiểm mạng, do đó, các nhóm ransomware càng dễ dàng kiếm tiền hơn.

DarkSide thực hiện các cuộc tấn công bằng ransomware, tức những kẻ chủ mưu thường ẩn giấu danh tính để giảm bớt trách nhiệm. Sau khi nhận được tiền chuộc của nạn nhân, chúng sẽ chia nhau số tiền đó.

3 nhóm tin tặc khét tiếng, đang bị cả thế giới truy lùng - Ảnh 2.

REvil

Nhóm ransomware REvil hiện gây chú ý vì đang tấn công vào Kaseya. Trước đó, REvil đã tấn công vào công ty chế biến thịt lớn nhất thế giới JBS. REvil hoạt động mạnh trong năm 2020-2021.

Vào tháng 4, REvil đã đánh cắp dữ liệu kỹ thuật về các sản phẩm Apple chưa được phát hành từ Quanta Computer, công ty Đài Loan chuyên lắp ráp laptop của Apple. Những kẻ tấn công đòi 50 triệu USD tiền chuộc để không công khai dữ liệu đã đánh cắp. Hiện vẫn chưa rõ số tiền này đã được thanh toán hay chưa.

Clop

Clop được thành lập vào năm 2019. Cách thức tấn công đặc trưng của Clop là “tống tiền kép”. Clop yêu cầu tiền chuộc để đổi lấy khóa giải mã, khôi phục quyền truy cập vào các dữ liệu bị đánh cắp cho nạn nhân. Tuy nhiên sau đó, Clop yêu cầu thêm tiền chuộc để chúng không công khai dữ liệu đã đánh cắp.

Các cuộc tấn công trong lịch sử cho thấy, nạn nhân trả tiền chuộc lần một sẽ có nhiều khả năng trả thêm lần nữa. Vì vậy, tin tặc sẽ có xu hướng nhắm mục tiêu vào cùng một tổ chức, yêu cầu tiền chuộc lần sau nhiều hơn lần trước.