Ba nhà đầu tư trẻ bỏ 375.000 USD mua thẻ Pokémon quý, về "đập hộp" mới biết toàn hàng vô giá trị

Đình Thành  Pháp Luật & Bạn Đọc | 06/11/2020 06:08 PM

Bỏ tiền ra mua kinh nghiệm xương máu chứ chẳng hời được đồng nào.

Ba nhà đầu tư trẻ bỏ 375.000 USD mua thẻ Pokémon quý, về đập hộp mới biết toàn hàng vô giá trị - Ảnh 1.

Tai nạn dưới đây sẽ làm cho người ít tiền tiêu vặt cảm thấy rùng mình: một nhóm các nhà đầu tư suýt nữa đã bỏ 375.000 USD ra mua một bộ thẻ Pokémon giả. Từ khi văn hóa đại chúng Nhật Bản du nhập vào Mỹ, những màn trao đổi vật phẩm liên quan tạo thành một nền kinh tế thu nhỏ nhưng tăng trưởng nhanh.

Ví dụ, một chiếc thẻ hiếm có tên “Pikachu Illustrator” mới được bán với giá 195.000 USD; trên thế giới chỉ có tổng cộng 34 thẻ như thế.  Đầu năm nay, rapper Logic bỏ ra tới 226.000 USD để thắng cuộc đấu giá thẻ Charizard thuộc hàng hiếm. Lời Logic chia sẻ cũng là tâm tư nhiều những nhà sưu tầm khác: “Khi đã lớn tướng mà vẫn có thể vui thú với những thứ tôi đã yêu thích từ thuở bé cũng giống như mua về một mảnh quá khứ mà tôi đã không thể có”.

Ba nhà đầu tư trẻ bỏ 375.000 USD mua thẻ Pokémon quý, về đập hộp mới biết toàn hàng vô giá trị - Ảnh 2.

Logic bỏ tới cả trăm ngàn USD để sở hữu thẻ Charizard.

Tuy nhiên, giá trị của chúng cũng thu hút nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Có những người chẳng hay biết mà cũng chẳng mấy quan tâm tới giá trị tinh thần của những thứ kia. Có thể kể tới đội vlogger YouTube gồm ba thanh niên là Chris Camillo, Dave Hanson và Jordan Mclain. Họ tự mô tả mình “giống như bạn thôi, nhưng chúng tôi tìm ra cách biến những số tiền tính bằng đơn vị hàng NGHÌN thành hàng chục TRIệu. Như thế nào ư? Không phải làm việc mà kiếm ra. Chúng tôi bỏ việc để đầu tư. Chúng tôi nhận ra những ý tưởng đầu tư trong đời sống thực của mình”.

Trên livestream công bố màn “mở hộp” bộ thẻ Pokémon, được cho là màn trao đổi đắt giá nhất lịch sử với số tiền lên tới 375.000 USD, họ nhận ra mình bị lừa.

Video livestream kéo dài hơn 54 phút, và ở phút thứ 35, nhóm thanh niên phát hiện ra chất lượng của đống thẻ không như kỳ vọng. Thực tế, nhiều trong số đó chẳng hiếm, một số túi thẻ đã được bóc ra từ trước và được dán lại; về cơ bản, số thẻ kia vô giá trị.

Chỉ phút chốc, vui mừng bỗng biến thành đau thương.

Tuy nhóm các nhà đầu tư chưa chồng đủ 375.000 USD để thanh toán, đã có bên bỏ ra 100.000 USD để cọc chỗ thẻ “quý”.

Trong trường hợp này, giá trị của Pikachu trong hộp có thể không được tính bằng tiền, mà bằng bài học họ nhận được về thực tại khắc nghiệt, rằng quân lừa đảo tồn tại ở khắp nơi và rằng chỉ nên mua thẻ đã được kiểm chứng.