- Theo Trí Thức Trẻ | 14/04/2017 09:46 PM
Sau rất nhiều những bài cảm nhận về những "siêu phẩm" như GTX 1080 hay GTX 1080Ti thì ngày hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới quý độc giả một trong những chiếc card đồ họa có mức giá "dễ thở" nhất, phù hợp nhất với những cấu hình thấp mà vẫn đảm bảo bạn không phải lo nghĩ gì việc việc giật lag, Nvidia GTX1050.
Giống với 1050Ti, phiên bản GTX1050 này cũng sử dụng kiến trúc Pascal của Nvidia, và với việc sử dụng kiến trúc Pascal, nguồn điện tiêu thụ của GTX1050 cũng được giảm đi rất nhiều, chỉ khoảng 75W, và đảm bảo với người sử dụng không cần cắm thêm nguồn phụ vào, và chiếc card đồ họa GTX1050 rất phù hợp với những tựa game eSports hiện nay, và ASUS cũng không kém cạnh các đối thủ khác khi tung ra sản phẩm ASUS Expedition GTX 1050, với hai quạt tản nhiệt, có chế độ 0dB khi chạy không tải. Rất tiếc một điều đó là chiếc ASUS Expedition GTX 1050 không trang bị LED RGB giống như các "anh em" khác của ASUS.
Và ngay khi trên tay, chúng tôi cũng đã được cung cấp qua thông tin sơ bộ của sản phẩm với mức xung mặc định là 1354MHz, mức xung Boost là 1455MHz với 2GB VRAM GDDR5 ở mức xung 7008MHz. Và để cắt giảm chi phí tối đa có thể, chiếc GTX 1050 Expedition của ASUS không được trang bị backplate, một trong những phụ kiện đang rất hot dành cho card đồ họa hiện nay, cũng như không được trang bị tản nhiệt "trứ danh" DirectCU II của ASUS như những người đàn anh nhằm cắt giảm chi phí xuống thấp nhất có thể. Cổng cắm của card đồ họa GTX 1050 Expedition bao gồm 1 cổng DisplayPort 1.4, 1 cổng HDMI 2.0b, 1 cổng DVI Dual Link.
Hiệu năng
Đến với phần quan trọng, thú vị, và được nhiều sự quan tâm nhất của quý độc giả, chúng tôi sử dụng cấu hình như sau để trải nghiệm chiếc card đồ họa GTX 1050 Expedition:
Intel Core i7-4960X
Mainboard X79 Intel
Kingston HyperX Fury 16GB 1866MHz
ADATA SP920SS 256GB
Windows 10 Pro
Và mục tiêu chính của phần trải nghiệm này là những tựa game thường được sử dụng để lấy kết quả, cũng như một vài phần mềm tính điểm khác như Futuremark 3DMark (DX11) hay Futuremark 3DMark Time Spy (DX12).
Mặc dù không được trang bị tản nhiệt DirectCU II nhưng hai chiếc quạt tản nhiệt mà ASUS trang bị cho chiếc card đồ họa GTX 1050 Expedition cũng hoạt động rất tốt, khi mức nhiệt cao nhất đo được chỉ khoảng 59 - 60 độ C.
Kết luận
Là một sản phẩm ở phân khúc giá rẻ, nhưng ASUS GTX 1050 Expedition vẫn cho thấy khả năng cạnh tranh cực mạnh với những chiếc card cùng phân khúc của đội AMD. Và khá giống với GTX 1050Ti, nếu như bạn bỏ đi một vài thiết lập về khử răng cưa, chiếc card đồ họa GTX 1050 Expedition sẽ đảm bảo không làm bạn thất vọng, khi cho hiệu năng gần tương đương với GTX 960 (trong khi GTX1050 được tạo ra để thay thế cho dòng sản phẩm GTX950 cũ). Còn nếu như bạn là một game thủ eSports với những tựa game như CS:GO, Dota 2, LoL, Overwatch, chúng tôi đảm bảo ASUS GTX 1050 Expedition sẽ không làm bạn thất vọng một chút nào đâu.