- Theo Trí Thức Trẻ | 21/04/2022 09:29 AM
Anime và cartoon là hai thể loại nhánh thuộc hoạt hình, nói chung là sự diễn họa hai hoặc ba chiều của một nhóm các nhân vật theo cốt truyện cụ thể. Tuy nhiên, dù hai thể loại này không hề giống nhau, thì đôi khi chúng vẫn bị nhầm lẫn.
Trong khi cartoon phổ biến với trẻ em nhờ cốt truyện thiên về sự hài hước, anime lại đem đến sự lựa chọn đa dạng cho khán giả ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả các chủ đề dành cho người lớn. Ngoài ra, còn có sự khác biệt đáng kể giữa hai phong cách hoạt hình này.
Tóm tắt lịch sử của cartoon và anime
Việc định nghĩa rõ ràng hai thể loại đòi hỏi phải tìm ngược về lịch sử lẫn nguồn gốc của chúng. Đầu tiên, nguồn gốc của anime bắt nguồn từ phương tây. Các tác phẩm hoạt hình Nhật Bản xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 và hoạt hình do các công ty này sản xuất được gọi là “anime”. Phong cách hoạt hình của anime rất đa dạng, từ phim ngắn đến series theo mùa.
Mặt khác, nguồn gốc của cartoon lại bắt nguồn từ một hình thức lâu đơn hơn vào khoảng những năm 1499, khi nó được sử dụng như hướng dẫn nghiên cứu cho mẫu hoặc tranh vẽ. Cartoon xuất phát từ “Karton”, có nghĩa là giấy cứng hoặc nặng. So với Cartoon, anime phản ánh và gần gũi với thế giới thực nhưng được diễn đạt theo cách phóng đại.
Một điểm khác nhau giữa hai thể loại là phong cách đồ họa. Hầu hết các anime đều được chuyển thể từ manga nên đồ họa thường rất chi tiết. Các series như Fate, Jojo Bizarre Adventures và Attack on Titan cho thấy rất rõ nỗ lực tái hiện thế giới thực của studio sản xuất. Điều này giúp cho khuôn mặt nhân vật anime có sự biểu cảm đa dạng, một số anime thậm chí còn thu hút khán giả bằng cách sử dụng những biểu cảm hơi cường điệu.
Anime và Cartoon: Thể loại nào có đồ họa và cốt truyện tốt hơn?
Ngoài biểu cảm khuôn mặt, thiết kế bối cảnh và môi trường của anime rõ ràng hơn nhiều so với cartoon. Mặc dù có không ít cartoon, chẳng hạn như Avatar: The Last Airbender, đã có nhiều nỗ lực trong khâu thiết kế bối cảnh; tuy nhiên, anime vẫn có chất lượng tốt hơn. Nhiều ý kiến cho rằng sự phát triển vượt bậc của anime là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi phong cách nghệ thuật phim hoạt hình từ đầu những năm 2000.
Khái niệm chính diện - phản diện trong phim cũng là một yếu tố khác biệt giữa hai thể loại này. Trong cốt truyện của cartoon, có những quy tắc bất thành văn liên quan đến vai trò của một hoặc một nhóm anh hùng. Điểm chung của khá nhiều tác phẩm cartoon là nhóm anh hùng sẽ có rất ít nhân vật nữ. Ví dụ điển hình cho điều này là Justice League trong hoạt hình của DC. Wonder Woman là nữ chính hiếm hoi quan trọng trong loạt phim về nhóm anh hùng. Thế nhưng điều này hoàn toàn khác đối với anime. Trong anime, nhân vật chính diện hoặc nhóm anh hùng không bị giới hạn trong một mẫu nhân vật cụ thể, họ có thể là các cô gái, những sinh vật như rồng hoặc slime…
Đối với các nhân vật phản diện, cartoon có xu hướng miêu tả nhân vật một cách đơn giản cả về hình dạng lẫn động cơ, thường là liên quan đến ác quỷ hoặc bị biến dạng. Tuy nhiên, anime có sự đa dạng khi xây dựng nhân vật phản diện, ai cũng có thể là phản diện trong anime và vì thế phim trở nên thú vị, khó đoán. Kẻ thủ ác có thể là anh hàng xóm nhìn tốt bụng ở nhà bên hoặc thậm chí là đứa trẻ có vẻ khép kín trong lớp. Ayanakouji trong Classroom of the Elite là ví dụ điển hình cho khái niệm nhân vật phản diện trong anime. Nhân vật có xu hướng chống đối xã hội luôn che giấu rất tốt lý tưởng của mình. Phải đến cuối phim, khán giả mới nắm được nội tâm nhân vật lẫn động cơ của hắn.
Cốt truyện có lẽ là là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa anime và cartoon. Rất nhiều cartoon nổi tiếng gần như không có cốt truyện cụ thể. Ví dụ như South Park, Simpsons và The Amazing World of Gumball đều không có cốt truyện vì mục đích của chúng hướng đến khơi gợi sự hài hước. Ngược lại, trong các series anime dài hơi và hài hước như One Piece và Mob Psycho lại vẫn có cốt truyện chặt chẽ.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa hài hước, hành động và phiêu lưu, biến anime thành trải nghiệm chất lượng cho khán giả. Ngoài ra, hầu hết các cốt truyện anime đều được xây dựng rất sáng tạo và thông minh. Attack on Titan có lẽ là một trong số những anime như vậy. Mỗi màu phim, trọng tâm series lại diễn ra theo hướng hoàn toàn khác mà khán giả không thể đoán trước được. Việc tiết lộ thông tin, tính cách nhân vật khiến người hâm mộ bất ngờ, nó cho thấy sự đầu tư, chăm chuốt kỹ lưỡng vào cốt truyện của anime.
Các yếu tố trong anime đều được đầu tư như với một phim người đóng. Ca khúc mở đầu được sáng tác riêng cho series. Khán giả có thể tiếp cận với một tác phẩm anime ở nhiều hình thức khác nhau như manga, light novel hoặc live-action. Bên cạnh đó, thiết lập bối cảnh lẫn hệ thống của anime tốt đến mức có thể sử dụng để tạo ra trò chơi điện tử. Bởi vậy mà dù cartoon ra đời lâu hơn anime, nhưng anime lại là franchise phổ biến, đa dạng chủ đề cho khán giả lựa chọn.