AFK - Thói quen "hại người hại ta" cực kỳ khó sửa của gamer Việt

Đoạn Tuấn  - Theo Trí Thức Trẻ | 11/04/2016 04:40 PM

Trong bất kỳ game online nào cũng vậy, việc AFK không chỉ đem đến sự bất lợi cho riêng người thực hiện hành động này, mà nó còn tạo ra cảm giác ức chế, giận dữ tột cùng cho rất nhiều game thủ khác.

Với những ai chưa biết thì AFK (viết tắt từ Away From Keyboard) là thuật ngữ chuyên dụng dùng để chỉ hành động treo máy hoặc để nhân vật ở chế độ auto của người chơi game online, khác hẳn với quan điểm cho rằng AFK xuất phát từ thể loại game MOBA như Liên Minh Huyền Thoại (LMHT), DotA 2.

Thuật ngữ này thực sự đã xuất hiện khá lâu từ những thể loại game MMORPG, và trong cộng đồng game thủ quốc tế, đây là một thói quen cực kỳ xấu bởi không những đem đến sự bất lợi cho riêng người thực hiện, nó còn tạo ra cảm giác ức chế, giận dữ tột cùng cho rất nhiều game thủ khác thuộc cộng đồng chung.

Từ chuyện bị ăn phạt nặng khi cố tình AFK khi chơi LMHT, DotA2...

AFK mang ý nghĩa là thoát hay rời khỏi bàn phím nên đây được xem là một trong những cách thoát hiểm của dân chơi Liên Minh Huyền Thoại. Được biết Liên Minh Huyền Thoại Việt đã chính thức nâng cấp hệ thống xử phạt người chơi afk/quiter. Ở mùa giải Liên Minh Huyền Thoại 4, đã có rất nhiều lời phản ánh về hệ thống xử phạt thiếu tính răn đe trong game. Hệ quả của nó là sự xuất hiện của hàng loạt người chơi “trẻ trâu”, “troll game” sẵn sàng biến các trận đấu thành màn “tấu hài” gây ức chế cho đồng đội.


Đồng đội AFK - cơn ác mộng của bất cứ game thủ nào khi chơi LoL hoặc DotA 2.

Đồng đội AFK - cơn ác mộng của bất cứ game thủ nào khi chơi LoL hoặc DotA 2.

Để nhằm mục đích chấm dứt tình trạng này, Riot Games đã quyết định nâng cấp hệ thống xử phạt của mình kèm theo những thông điệp mang tính răn đe hơn rất nhiều, đặc biệt là với các game thủ thường xuyên afk hay thoát game khi trận đấu vẫn đang diễn ra. Theo đó, ở lần đầu thoát trận đấu (hoặc afk), hệ thống sẽ gửi đến người chơi một thông điệp rằng hành động đó là không thể chấp nhận được. Nếu còn tiếp tục tái phạm, bạn sẽ bị cho vào chế độ đặc biệt, khiến cho việc tìm kiếm trận đấu trở nên khó khăn.


Đây được coi là lệnh tranh trừng của Valve đối với những game thủ DotA 2 có thói quen AFK liên tục.

Đây được coi là "lệnh tranh trừng" của Valve đối với những game thủ DotA 2 có thói quen AFK liên tục.

Khi đang trong chế độ đặc biệt đó, bạn sẽ phải chờ thêm 5, 10, thậm chí là 20 phút so với người chơi bình thường, để tìm được một trận đấu. Những người chơi đó sẽ biết được chính xác bao nhiêu trận họ phải ở trong chế độ đặc biệt, và nếu tham gia vào một đội, đội đó sẽ được biết rằng họ đang chơi cùng một người chơi có hành động AFK/ thoát trận liên tục, và cả đội sẽ cùng phải chịu hình phạt về thời gian chờ lâu hơn, khi mà người chơi đó vẫn còn ở trong đội.

Để kiểm soát người chơi, hệ thống này cài đặt khi đang ở nhóm “cầm đèn đỏ” mà bạn vẫn tiếp tục afk hoặc thoát game khi trận đấu còn đang diễn ra, bạn sẽ bị khóa tài khoản vĩnh viễn (hình phạt nặng nhất trong Liên Minh Huyền Thoại và DotA 2).

Bị đồ sát rớt trang bị, mất Exp vì vô ý AFK khi chơi game MMORPG


Trong một game MMORPG bất kỳ, người chơi thường nhận phải trái đắng nếu có thói quen AFK liên tục.

Trong một game MMORPG bất kỳ, người chơi thường nhận phải trái đắng nếu có thói quen AFK liên tục.

Khác hoàn toàn với việc bị hệ thống game xử phạt AFK giống như DotA 2 và LMHT. Những người vẫn giữ thói quen xấu này khi chơi thể loại game MMORPG sẽ nhanh chóng nhận ra sự bất lợi và thiệt thòi lớn dành cho riêng mình.


Một game thủ chơi ĐCCK than khóc vì lỡ AFK trong khi nhân vật ở chế độ PK tự do, kết cục là bị GM giam vào đại lao.

Một game thủ chơi ĐCCK than khóc vì lỡ AFK trong khi nhân vật ở chế độ PK tự do, kết cục là bị GM giam vào đại lao.

Điển hình có thể kể tới Độc Cô Cửu Kiếm - một game MMORPG đề tài kiếm hiệp mới xuất hiện trong thời gian gần đây, với những người quá lạm dụng hệ thống Auto (tự động đánh) trong trò chơi, họ thường sẽ tìm kiếm một bãi train quái để thực hiện việc cắm auto, cày level cho nhân vật của mình. Tiếp đến theo thói quen, họ sẽ AFK treo máy để đi làm việc khác.


Trong ĐCCK, mỗi khi nhân vật bị tử vong, ngoài việc mất Exp (điểm kinh nghiệm) thì tỷ lệ hỏng - mất trang bị cũng sẽ gia tăng dần.

Trong ĐCCK, mỗi khi nhân vật bị tử vong, ngoài việc mất Exp (điểm kinh nghiệm) thì tỷ lệ hỏng - mất trang bị cũng sẽ gia tăng dần.

Tuy nhiên theo nhiều đánh giá từ cộng đồng game thủ chơi ĐCCK, đây là việc mang đến thiệt hại lớn cho những người chơi AFK trong game, bởi có rất nhiều trường hợp nhân vật khi AFK sẽ bị đồ sát bởi những người chơi level cao hơn nhằm tranh giành bãi train, hoặc thậm chí cả những con Boss Hoàng Kim ẩn hiện bất chợt trong trò chơi. Đặc biệt khi để nhân vật của mình tử vong khi đang trong trạng thái AFK, nhân vật của người chơi sẽ bị trừ một số lượng lớn Exp (điểm kinh nghiệm) hoặc thậm chí có thể bị rớt mất cả nhiều món item giá trị nhân vật đang sở hữu!

Lời kết

Hiện tại với thói quen AFK cực xấu đến từ một bộ phận game thủ Việt, các NPH game online tại Việt Nam đều đã có những biện pháp khác nhau nhằm phòng chống vấn đề gây nhức nhối này. Tuy nhiên, có lẽ đây là vấn đề chỉ thực sự được giải quyết triệt để bởi ý thức từ mỗi game thủ, khi họ hiểu rằng, nó chính là thứ thói quen "hại người hại ta" mà họ buộc phải từ bỏ sớm.

>> Thực hư game kiếm hiệp ra mắt tại Việt Nam trước cả bản quốc tế… 4 tháng