8 công ty game nổi tiếng đã phải đóng cửa vì các lựa chọn sai lầm

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/03/2017 08:15 AM

Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại 8 công ty game đã bị phá sản chỉ vì những lựa chọn tệ hại trong chiến lược phát triển.

Có một sự thật đau lòng trong ngành game rằng vào bất cứ giờ phút nào, một công ty video game có thể đang phải đóng cửa và ngừng hoạt động vô thời hạn. Lí do có thể là bởi họ đang trước ngưỡng cửa phá sản, hoặc công ty mẹ của họ quyết định “giảm biên chế”, hoặc là do đủ dạng điều kiện thị trường bất thuận lợi khác. Cũng tương tự với nhiều ngành công nghiệp khác, video game cũng là một lĩnh vực có tồn tại sự mạo hiểm cao, chỉ cần một lựa chọn sai làm là có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một tượng đài lâu năm.

Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại 8 công ty game đã bị phá sản chỉ vì những lựa chọn tệ hại trong chiến lược phát triển.

Lionhead Studios

Thành lập năm 1996, Lionhead Studios được đông đảo người chơi biết đến thông qua “Black and White” và series “Fable”. Trước khi được mua lại bởi Microsoft trong năm 2012, Lionhead đã cho ra đời “Black and Whie 2”, “The Movies” và “Fable: The Lost Chapers”. Mặc dù các game này đều được đánh giá khá-tốt của giới chuyên môn nhưng tiếc chúng đã không đạt chỉ tiêu doanh số.

Mọi chuyện đối với Lionhead chính thức đi đến hồi kết trong năm 2016. Sau khi đầu tư khoảng 75 triệu vào một dự án mà “không ai muốn làm” mang tên “Fable: Legends”, Microsoft đã quyết định hủy bỏ kế hoạch dành cho tựa game này và tuyên bố đóng cửa hãng game danh tiếng một thời. Vào ngày 29 tháng 4 năm 2016, sau gần 20 năm thành lập, Lionhead Studios đã chính thức vĩnh biệt ngành game.

THQ

THQ là một ông lớn của ngành game trong suốt một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên sự xuống của họ bắt đầu từ tháng 2 năm 2010, khi THQ gặp khó khăn tài chính và đầu tư cho những sản phẩm không thực thành công ví như uDraw Game Tablet có giá 70 USD, và sự ra đời của hai game FPS thất vọng là “Homefront” và “Red Faction: Armageddon”. Trong năm 2013, THQ chính thức tuyên bố đóng cửa và sau đó được mua lại bởi Nordic Games, rồi đổi tên thành THQ Nordic trong tháng 8 năm 2016.

Artoon

Là một studio game Nhật Bản thành lập trong năm 1999, Artoon là nhà phát triển được biết đến với những “Yoshi’s Island DS”, “Blinx the Time Sweeper”, và “Blue Dragon”. Mặc dù sản phẩm họ làm ra đều rất chất lượng và được fan yêu thích, nhưng không may là chẳng thu về lợi nhuận thành công như ý muốn. Tất nhiên điều này chẳng giúp ích gì cho công ty mẹ của Artoon là AQ Interactive để rồi chịu phá sản trong năm 2010.

Atari, Inc.

Atari, Inc. là một tượng đài của ngành game thế giới khi được thành lập từ năm 1972 và trở thành một trong những ông lớn qua thập niên 70’, nhưng ngay cả những đế chế vĩ đại nhất cũng có ngày sụp đổ. Công ty này phải đã đi đến hồi kết trong năm 1984 bởi chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc sụp đổ ngành video game Mỹ năm 1983 và một vài lựa chọn sai lầm ví như cho ra đời phiên bản Atari 2600 của game “Pac-Man”, sản xuất quá nhiều băng cartridge hơn máy console.

Red Octane

Nhiều người có thể không biết Red Octane là ai, nhưng chắc hẳn họ đều từng nghe qua cái tên “Guitar Hero”. Red Octane chính là bộ não sản xuất ra series game âm nhạc siêu thành công và trở thành một hiện tượng trên quy mô toàn cầu này. Sau khi tạo ra một sản phẩm tiếng tăm, Activision quyết định mua lại Red Octane trong tháng 5 năm 2006, và rồi tự tay giết chết công ty con của mình.

Cụ thể là Activision đã đưa ra một quyết định dại dột, muốn kiệt sữa của series “Guitar Hero” khi cho phát hành cả tá game trong năm 2009, rồi dần dần đóng nắp quan tài thương hiệu này trong năm 2015. Về phần Red Octane, họ đã bị đóng cửa kể từ năm 2010 bởi ông chủ của mình.

Zipper Interactive

Thành lập trong năm 1995, Zipper Interactive là người làm ra những sản phẩm đáng nhớ như “SOCOM: Navy Seals” độc quyền cho PlayStation, hay “Crimson Skies” độc quyền cho Xbox. Được biết đến với vai trò “đội ngũ biết cách làm game online”, không may vì chịu sự bão hòa của FPS, với các game như “Call of Duty” và “Battlefield” làm vương làm tướng, cũng như không mang lại điều gì thật sáng tạo nổi bật cho các sản phẩm của mình về sau này, Zipper Interactive đã phải vĩnh biệt fan trong năm 2012.

Pandemic Studios

Nhà sáng tạo của “Star Wars: Battlefront” và “Destroy All Humans”, Pandemic Studios được thành lập từ năm 1998 dưới vai trò là một studio độc lập cho tới khi bị mua lại bởi EA trong năm 2007 và rồi bị phá sản trong năm 2009. Mặc dù hai sản phẩm cuối cùng của họ là “Mercenaries 2: World in Flames” và “The Saboteur” không hề tệ, nhưng tiếc rằng chúng được ra mắt vào một thời điểm mà người ta không mấy để tâm tới các game TPS, chưa kể một sự thực là FPS luôn phổ biến hơn.

Clover Studio

Trong khi Clover Studio đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng game khi làm ra series “Viewtiful Joe”, chính sản phẩm “áp chót” của họ là “Okami” đã khiến ai ai cũng phải nể phục công ty độc lập nhỏ bé này. Mặc dù “Okami” được tôn vinh ngất trời bởi giới chuyên môn và fan hâm mộ của nó, rất tiếc là game này không hề đạt doanh số cao, khiến cho công ty mẹ Capcom không muốn đầu tư mạo hiểm vào những ý tưởng mới của Clover Studio nữa. Sau khi một vài nhân sự chủ chốt nghỉ việc và đi thành lập Platinum Games, Capcom đã quyết định đóng cửa Clover Studio trong tháng 3 năm 2007.

Theo Fraghero