- Theo Helino | 08/06/2018 11:56 PM
1. Hiệu ứng Tetris
Khi đồ họa đã đủ phát triển ở thời đại 16-bit, xu hướng bạo lực đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và rõ ràng hơn trong các trò chơi điện tử. Các phụ huynh cung như nhà làm luật tại Mỹ đã rất lo lắng về điều này, họ lo rằng hiệu ứng dây chuyền của những trò chơi này sẽ gây ảnh hưởng tới lũ trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sâu hơn về vấn đề với trò chơi điện tử. Và họ đã tìm ra rằng, trò chơi đầu tiên đã gây ảnh hưởng tới bộ não con người chính là Tetris và nó cũng được đặt theo tên của trò chơi này. Theo đó, nếu người chơi chơi và thực hiện liên tục một hành động nào đó nhiều lần, họ sẽ bắt đầu làm những thứ tương tự ngoài đời thực.
2. Tác giả của Tetris không được nhận đồng nào từ trò chơi của mình
Tác giả của Tetris là Alexey Pajitnov, một nhà thiết kế làm việc tại học viện Khoa học Liên Xô cũ. Ông đã nghĩ ra trò chơi này khi đang nghiên cứu thiết kế trí thông minh nhân tạo và đã nhanh chóng hoàn chỉnh trò chơi trong 2 tuần. Trò chơi trở nên nổi tiếng với các đồng nghiệp của ông, và Alexey bắt đầu có ý định thương mại hóa nó.
Với lối chơi hấp dẫn của Tetris, không có gì nghi ngờ khi đây rõ ràng là trò chơi hái ra tiền. Tuy nhiên, người nhận tiền khi phải là Alexey mà lại là chính quyền Liên Xô cũ. Phải đến năm 1996, quyền sở hữu Tetris mới được trả lại cho ông. Sau này, Alexey đã lập nên một công ty có tên Tetris Company và bán bản quyền trò chơi để kiếm tiền từ nó.
3. Vụ kiện về bản quyền Tetris trên máy Nintendo
Ngày nay, khi muốn ra game trên một hệ máy nào đó, nhà sản xuất sẽ phải làm việc với các công ty lớn như Sony, Nintendo hay Microsoft để có quyền bán nó. Tuy nhiên vào thời bình minh của trò chơi điện tử, mọi chuyện lại đơn giản hơn rất nhiều, các công ty hoàn toàn có thể bán băng lậu mà không cần thông qua nhà sản xuất. Đó chính là lý do dẫn đến vụ kiện của Nintendo và Tengen.
Theo đó, Tengen đa làm ra một tựa game trên máy NES của Nintendo với tên gọi Tengen Tetris. Họ công khai bán game mà không hề thỏa thuận với hãng game Nhật Bản. Đích đến của vụ này là tòa án, và Tengen đã thua kiện. Kết quả là họ phải thu hồi 250 nghìn bản game Tengen Tetris. Những bản game còn xót lại trở thành hàng hiếm và được bán với giá cực đắt.
4. Những bản game Tetris đắt giá nhất
Vào năm 1990, NItendo đã tổ chức một vài sự kiện mang tên World Championship của họ trên đất Mỹ. Những người thắng sự kiện này sẽ được mời tới công viện Universal Studios tại Florida để tham dự trận chung kết. Trong sự kiện này, những người chơi phải tham gia thi đấu bằng cách chơi nhanh nhất có thể ba tựa game Super Mario Bros., Rad Racer và Tetris.
Nintendo cũng đã cẩn thận làm ra những băng game riêng để phục vụ cho sự kiện này. Dĩ nhiên, tất cả những người vào chung kết đều được tặng 1 bản như phần quà kỷ niệm. Ngoài ra, cũng có một vài băng khác được dành tặng cho các độc giả trung thành của tờ tạp chí Nintendo Power thời đó. Vì chỉ tồn tại với số lượng cực ít, thế nên những băng game này bỗng nhiên trở thành đồ hiếm và được dân chơi đồ cổ săn lùng với giá rất cao.
5. Bài nhạc chủ đề của Tetris
Một trong những điều khiến người chơi game nhận ra ngay tựa game xếp gạch chính là bản nhạc quen thuộc của nó. Bản nhạc này là một bài hát dân gian Nga, được gọi là "Korobeiniki" và được sáng tác từ năm 1861. Korobeiniki nói về một người bán hàng rong đem lòng yêu một cô gái, và đã tặng cho cô ấy những món quà để giành được trái tim người mình yêu thương.
6. Bản Tetris bán chạy nhất trong lịch sử
Trên mỗi hệ máy chơi game lại có một tựa game bán chạy khác nhau. Và với hệ máy Game Boy, tựa game làm nên thành công của nó chính là Tetris. Đã có 120 triệu máy Game Boy được bán ra, còn Tetris bán được 35 triệu bản. Con số này vượt xa thành tích của Pokemon Red & Blue ngày đó, "chỉ " có 24 triệu bản được bán ra mà thôi. Ngoài ra, điều này cũng có nghĩa là cứ 4 người chơi Game Boy lại có một người mua Tetris, một con số vô cùng ấn tượng.
7. Pokemon & Tetris đã từng có sự kết hợp
Sự nổi tiếng của Game Boy, Pokemon và Tetris đã khiến cho người hâm mộ rất mong chờ sẽ có một sự kết hợp nào đó giữa 3 cái tên nổi tiếng này. Và quả thực, Nintendo đã làm một tựa game như vậy, nhưng hoàn toàn khác xa những gì các game thủ mong đợi.
Tựa game Pokemon Tetris đã được làm ra, tuy nhiên là trên một hệ máy mới có tên Pokemon Mini, một thứ chỉ dùng để chơi Pokemon mà thôi. Lối chơi của Pokemon Tetris cũng tương đồng với game gốc, nhưng ở cuối mỗi màn bạn có thể bắt được Pokemon. Với lịch trình ra mắt game cùng với một hệ máy khá kỳ quặc, dĩ nhiên Pokemon Tetris không thể nào có được thành công như mong đợi.