- Theo Helino | 30/06/2019 07:02 PM
1. Aokihara – nơi có hàng chục người tới tự sát hàng năm
Khu rừng Aokigahara, rộng khoảng 3500 héc ta. Khu rừng này phủ lá rậm rạp nên được gọi là Biển Cây.
Thống kê tỉ lệ tự sát tại Aokigahara thường dao động bởi lẽ khu rừng quá rậm rạp nên nhiều thi thể có thể không được tìm thấy trong nhiều năm trời hoặc thậm chí mất tích mãi mãi. Dù vậy, ước tính có khoảng 100 người đã tự tử thành công ở đây mỗi năm.
Dẫu vậy, nó chỉ đứng thứ hai mà thôi. Nơi diễn ra nhiều vụ tự tử nhất trên thế giới chính là Cầu Cổng Vàng thuộc bang California, Hoa Kỳ.
2. Ảnh hưởng từ truyền thống tự sát ở Nhật Bản
Ở quốc gia này, tự kết liễu cuộc đời mình không bị coi là tội lỗi như ở nhiều quốc gia khác.
Seppuku – nghi thức mổ bụng tự sát của võ sĩ samurai mà đã xuất hiện từ thời đại phong kiến Nhật Bản được coi là đáng tôn trọng. Dù nghi thức này không còn nữa, ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài.
Ngay cả ở thời nay, lượng người tự sát ở Nhật vẫn thuộc nhóm cao nhất thế giới.
3. Khu rừng luôn trong trạng thái vẻ rùng rợn
Bản thân khu rừng đã toát lên vẻ kinh dị. Cây cối xoắn vặn lạ thường, rễ cây xấu xí mọc ngang dọc trên nền đất. Vì đây vốn là ở chân ngọn núi, nên nền đất cũng gồ ghề sỏi đá, lại thêm hàng trăm hang động lớn nhỏ.
Một vị khách mô tả lại sự vắng lặng nơi đây rằng: "Tiếng thở của tôi nghe to như tiếng gầm vậy", nhấn mạnh sự yên tĩnh đáng sợ của khu rừng.
4. Hình thức tự sát phổ biến nhất là treo cổ
Trong cả biển cây cối, người ta lựa chọn hình thức treo cổ là phù hợp nhất để từ giã cuộc đời. Đứng sau là ngộ độc, thường là do uống thuốc quá liều.
Ngoài ra còn có Ubasute – hình thức chết thanh thản mà được dịch nôm na là "bỏ rơi người già",được thực hiện khi nghèo đói đến cùng cực. Nếu một gia đình muốn giảm bớt miệng ăn, họ có thể dẫn một người thân đã già yếu đến nơi xa xôi hẻo lánh nào đó, bỏ mặc đến chết.
5. Khu rừng càng nổi tiếng vì bị cho là ma ám
Nhiều người tin rằng hồn ma – hay yurei – của những người bị bỏ rơi theo hình thức Ubasute hay của những người tự sát vẫn còn vất vưởng trong khu rừng.
Người dân cho rằng họ là những linh hồn đầy hận thù và muốn tra tấn những khách viếng thăm bằng cách dẫn dụ những người có chuyện đau buồn hoặc bị lạc nảy sinh ý định tự vẫn.
6. Không thể sử dụng định vị, la bàn
Dưới lòng đất của khu rừng tự sát có dày đặc quặng sắt mang từ trường, làm nhiễu sóng của điện thoại di động, các thiết bị định vị GPS, thậm chí cả la bàn cũng bị ảnh hưởng.
Đó là lý do việc sử dụng băng dính để dẫn đường lại quan trọng đến vậy. Vậy nhưng, nó chỉ làm truyền thuyết ma quỷ về khu rừng thêm chân thật.
7. Hang băng kì ảo thu hút khách tham quan
Ngoài vẻ rùng rợn âm u, rừng Aokigahara của Nhật Bản còn có những hang động tuyệt đẹp. Nổi bật hơn cả chính là hang băng Narusawa, một trong ba hang động lớn nhất khu vực chân núi Phú Sĩ.
Điểm đặc biệt của hang động này là luôn đóng băng quanh năm, nhiệt độ trung bình vào khoảng 3oC. Các trụ băng trong hang được tạo nên với nhiều hình dáng khác nhau, lấp lánh như ánh pha lê, huyền ảo cuốn hút.