7 nữ họa sĩ đã thay đổi cả lịch sử của ngành manga Nhật Bản

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/12/2016 0:00 AM

Chỉ một số rất ít họa sĩ manga có đủ may mắn để lại một dấu ấn lớn lao trong ngành công nghiệp khổng lồ đến mức hễ nhắc đến tên họ là đồng nghĩa với sự thay đổi mang tính cách mạng.

Chỉ một số rất ít họa sĩ manga có đủ may mắn để lại một dấu ấn lớn lao trong ngành công nghiệp khổng lồ đến mức hễ nhắc đến tên họ là đồng nghĩa với sự thay đổi mang tính cách mạng như Tezuka Osamu, Matsumoto Leiji, Nagai Go hay Fujiko Fujio. Tất cả những người đi tiên phong này đều là nam giới, nhưng điều đó không có nghĩa rằng manga Nhật Bản không hề có các nữ họa sĩ vĩ đại.

Thực tế, các thể loại manga như shoujo, yuri và shounen-ai sẽ không thể có diện như ngày hôm nay nếu thiếu “Nhóm Năm 24”. Đây là tên gọi đặc biệt dành cho một nhóm nữ họa sĩ, đa số có cùng năm sinh Shōwa 24, hay năm 1949. Không như những đồng nghiệp nam giới, rất nhiều tác phẩm của họ chỉ được phát hành trong nước Nhật Bản và không hề có ấn bản quốc tế, nên ít ai biết đến những đóng góp to lớn cua họ hơn ngoại trừ người trong ngành.

Sau đây, ta sẽ cùng tìm hiểu đôi chút về 7 nữ họa sĩ đã có công thay đổi lịch sử manga Nhật Bản khi họ dám giới thiệu những chủ đề chưa hề được phát hành trước đó dành cho bộ phận nữ độc giả.

Hagio Moto

Người đầu tiên đáng nhắc đến của “Nhóm Năm 24” là nữ họa sĩ Hagio Moto. Bà là người đã cho ra đời tác phẩm shounen-ai nổi tiếng như “The Heart of Thomas”, đồng thời cũng sáng tạo ra cả các tác phẩm viễn tưởng hấp như “They Were Eleven” và “Otherworld Barbara”. Trong đó “The Heart of Thomas” xuất bản năm 1974 là ví dụ điển hình từ xưa về kiểu truyện tình cảm lãng mạn, tập trung phát triển dần dần diễn biến tâm lý của nhân vật nam dành cho nhau.

Ikeda Riyoko

Đây có lẽ là cái tên duy nhất trong danh sách này tỏ ra quen thuộc với bộ phận độc giả quốc tế. Tác phẩm gắn liền với tên tuổi bà chính là “The Rose of Versailles”, và nó chính là bộ manga/anime kinh điển, tạo tiền đề cho nhiều ấn phẩm nổi tiếng khác sau này như “Revolutionary Girl Utena”. Nếu bạn là người thích thú các manga sexy với yếu tố fanservice, bạn cần cảm ơn bà Ikeda đấy.

Yamagishi Ryouko

Các manga thuộc thể loại yuri, đặc biệt là các ấn phẩm yuri thời kỳ đầu tiên, đều có những yếu tố cốt truyện lặp đi lặp lại và trở thành điểm bị chỉ trích ở thời hiện đại. Tuy nhiên thể loại này đã được thành hình và công nhận là nhờ có họa sĩ Yamagishi Ryouko. Bộ manga “Shiroi Heya no Futari” (“The Couple of the White Room”) của bà là một trong những ấn phẩm đầu tiên về thể loại yuri dành cho con gái, với nội dung xoay quanh mối quan hệ trái ngang giữa hai nhân vật nữ giới.

Aoike Yasuko

Tác phẩm nổi tiếng nhất cho tới tận ngày nay của bà Aoike là “From Eroica with Love”. Nội dung của bộ manga gián điệp kinh điển này có nhiều điểm tương đồng với “James Bond”, nhưng tập trung chính vào yếu tố hài hước, chế nhạo các tác phẩm gián điệp nghiêm túc. Phong cách thể hiện manga của bà mạng đậm nét cổ điển gắn liền thời đại, nên có phần tỏ ra không hợp gu độc giả thế hệ mới, nhưng chất lượng cốt truyện phải nói là rất tuyệt.

Ōshima Yumik

Bạn yêu thích các nhân vật “nữ miêu” kiểu như Cyan trong “Show By Rock!!”, Merle của “Escaflowne”, hay Momomiya Ichigo của “Tokyo Mew Mew”? Tất cả các nhân vật này sẽ không hề tồn tại nếu không nhờ có bà Ōshima Yumiko. Trong khi bà không trực tiếp sáng tạo ra kiểu mẫu nhân vật này, nhưng bà là người có công phổ biến hóa sự hiện diện của họ trong manga Nhật Bản. Tác phẩm điển hình của bà phải kể đến “The Star of Cottonland” ra mắt năm 1978 và có nội dung kể về một cô mèo đáng yêu, luôn nghĩ mình là con người và yêu luôn anh chàng chủ nhân.

Takemiya Keiko

Bà Takemiya là một trong số ít những nữ họa sĩ Nhật Bản có được thành công ở cả thể loại manga shoujo lẫn shounen. Bà tạo dấu ấn lớn trong ngành công nghiệp này với tác phẩm “In the Sunroom”, manga shoune-ai đầu tiên có cảnh nam giới hôn nhau và có lẽ cũng là manga shounen-ai đầu tiên được phát hành ở Nhật Bản. Sau này, bà có tiến sang thể loại shounen bằng series khoa học viễn tưởng “Toward the Terra”, tác phẩm đã chiến thắng Giải thưởng Seiun đầu tiên.

Kihara Toshie

Cùng Hagio và Takemiya, bà Kihara cũng đã có đóng góp xây dựng thế giới manga shounen-ai bằng các tác phẩm có bối cảnh lịch sử chân thực. “Mari to Shingo” xuất bản năm 1979 là tác phẩm nổi tiếng nhất của bà, và nó kể về mối tính giữa hai nam sinh trong giai đoạn đầu thời kỳ Shōwa (giữa những năm 1920). Sau này, bà có cho ra đời nhiều ấn phẩm khác và dẫn dắt khán giả đến cả Trung Đông, Nhật Bản thời phong kiến, hay nước Pháp để minh chứng cho các mối tình bị ngăn cấm.

Theo Animenewsnetwork

Top 50 game console xuất sắc nhất mọi thời đại mà ai cũng nên chơi thử