6 tựa game nổi tiếng đã "lừa gạt" người chơi rằng họ đã ... thua cuộc

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/02/2017 10:38 PM

Video game có thể đủ khó để hoàn thành theo một cách thông thường, và tất cả chúng ta đều biết cái cảm giác tuyệt vọng mỗi khi phải đối diện màn hình “Game Over” giữa quãng đường đi.

Video game có thể đủ khó để hoàn thành theo một cách thông thường, và tất cả chúng ta đều biết cái cảm giác tuyệt vọng mỗi khi phải đối diện màn hình “Game Over” giữa quãng đường đi. Hiểu rõ điều đó, một số nhà thiết kế game đã nghĩ ra các chiêu trò độc ác để khơi gợi cái cảm giác tuyệt vọng của người chơi bằng cách lừa gạt một họ cách khéo léo, khiến họ nghĩ rằng mình đã thua cuộc một cách thảm hại. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một số tựa game nổi tiếng đã áp dụng chiêu bài lừa gạt độc đáo này.

Metal Gear Solid 2

Ở “Metal Gear Solid 2: Sons of Liberty”, người chơi sẽ đối mặt với một tình huống vô cùng quái gở là ngay giữa một cuộc đấu súng căng thẳng, tựa game bỗng thoát ra ngoài màn hình “Game Over” quen thuộc. May mắn là có một vài dấu hiệu cho biết rằng vẫn còn hi vọng khi thấy các dòng chữ “Fission Mailed” thay vì “Mission Failed”, “Emit/Continent” thay vì “Exit/Continue”.

Batman: Arkham Asylum

Tại một thời điểm nhất định trong “Batman: Arkham Asylum”, màn hình chơi game của bạn sẽ bị hiện tượng kiểu như đông cứng, sau đó tựa game sẽ “bắt đầu lại” … nhưng với một sự khác biệt lớn. Bạn sẽ hóa thân thành Joker, đang đưa Batman vào Arkham Asylum giống y như những gì diễn ra ở đoạn mở màn nhưng vai trò nhân vật là hoàn toàn đảo ngược. Thực tế đây chỉ là một đoạn ảo giác do Batman bị nhiễm khí độc của Scarecrow.

Blood Omen: Legacy of Kain

Kain là một trong những vampire nổi tiếng nhất trong thế giới ảo, nhưng thân phận ban đầu của anh ta không phải như thế. Ở thời điểm mở màn của tựa game “Legacy of Kain” đầu tiên, nhân vật chính của chúng ta là một chiến binh đầy kiêu hãnh rất điển hình của mọi sản phẩm RPG. Nhưng chẳng mấy chốc, anh ta đã phải đối mặt với một thử thách vô cùng bất công và thiệt mạng một cách đau đớn, để rồi được phục sinh với một thân phận mới.

Assassin’s Creed

Trong tựa game “Assassin’s Creed” đầu tiên, người chơi được chứng kiến tận mắt Al Mualim đâm Altaïr bằng một con dao găm ở Ngôi đền Solomon, và điều tiếp theo là một màn hình “loading” trắng xóa nhiễu nhịt báo hiệu điều chẳng lành. Tuy nhiên, Altaïr tỉnh dậy ở trước bàn của Al Mualim, bất ngờ vì minh vẫn còn sống. Hóa ra, Al Mualim chỉ muốn thực hiện một cái chết “tâm linh” mà thôi.

Hitman: Blood Money

Ở gần đoạn cuối của “Hitman: Blood Money”, mọi chuyện dường như đã chấm hết với Agent 47 khi Diana đâm anh ta bằng một con dao có độc. Sau đó, người chơi được thấy một cảnh lễ tang buồn thảm và càng tin rằng nhân vật chính đã chết khi thấy những hàng chữ điền tên đội ngũ sản xuất hiện lên. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và bạn sẽ được thấy Agent 47 tỉnh dậy bắn giết kẻ thù.

Eternal Darkness: Sanity’s Requiem

“Eternal Darkness: Sanity’s Requiem” là một sản phẩm xuất sắc từng được phát hành cho hệ thống GameCube và nó đã khiến nhiều người bất ngờ khi Nintendo lại dám cho một tựa game tăm tối như thế trên hệ thống của họ. Với những cảnh giả “Game Over”, giả lỗi, giả chết và thậm chí giả cả màn hình xanh, trò chơi này có thể khiến bạn đứng tim vì những trò lừa gạt của nó.

Theo Nowloading

20 tựa game 3DS thú vị mà bị đánh giá thấp nhất trong lịch sử (P1)