Với tốc độ phát triển và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của game đến xã hội, hiện nay có rất nhiều người coi game là một thói quen, một sở thích hay thậm chí là một niềm đam mê đi suốt cuộc đời. Mặc dù vậy cho đến nay, khái niệm về game thủ vẫn chưa rõ ràng và tồn tại nhiều tranh cãi. Sau đây, mời các bạn đến với 10 điều lầm tưởng lớn nhất mà người bình thường vẫn hay nghĩ về game thủ.
1) Game thủ có cơ thể yếu ớt và mất cân đối
Với suy nghĩ game thủ là những người suốt ngày “cắm mặt” trên bàn máy tính, nhiều người thường lầm tưởng về thể trạng và dáng vóc của game thủ. Gày go, ốm yếu hay béo phì, thừa cân, đó chính xác là những gì nhiều người vẫn nghĩ về game thủ. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Game thủ cũng giống như những người bình thường khác, có người béo, người gầy, người cân đối, thậm chí là có cả vận động viên thể hình “6 múi”.
Game thủ CSGO PashaBiceps
2) Game thủ luôn tách biệt với xã hội
Trên thực tế, với sự phát triển của mạng xã hội và toàn cầu hóa như hiện nay, quan niệm này là vô cùng sai lầm. Game thủ hoàn toàn có thể giao lưu, học hỏi, kết bạn và mở rộng mối quan hệ ngay trong những tựa game của họ.
3) Game thủ không học bất cứ điều gì từ các trò chơi
Thêm một quan niệm sai nữa từ những người ngoài cuộc nhìn vào game thủ (nhất là các bậc phụ huynh). Không chỉ mang tính chất giải trí, game còn dạy người chơi được rất nhiều bài học. Sự kiên trì, nhẫn nại, tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, ngoại ngữ, lịch sử và thậm chí cả tư duy logic... tất cả những thứ này đều có thể học được qua game.
Civilization V, tựa game chiến thuật nổi tiếng đã được đưa vào chương trình giảng dạy môn lịch sử tại các trường phổ thông tại Mỹ.
4) Game thủ không phải là một nghề có thể nuôi sống bản thân
Chỉ cần nhìn vào mức thu nhập của những game thủ hàng đầu thế giới bây giờ, bạn cũng có thể hiểu được nhận xét trên sai lầm đến mức nào. Thậm chí không cần phải là những game thủ hàng đầu, vẫn có thể sống tốt với nghề game thủ nếu bạn biết nỗ lực và không ngừng phát triển bản thân.
5) Tất cả game thủ đều là nam
Đây có lẽ là một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng dễ phản bác nhất. Hầu hết những game thủ ở đây đều có bạn cùng chơi game là nữ, và mỗi khi online để chơi Dota, Call of Duty hay đơn giản là Candy Crush Saga kiểu gì trong danh sách bạn bè của họ cũng phải có ít nhất một, hai nữ game thủ. Và buồn cười hơn là càng ở các game FPS hay RPG, nữ game thủ càng giỏi bao nhiêu thì càng dễ bị ngộ nhận là nam bấy nhiêu.
6) Game thủ để game kiểm soát cuộc sống của mình
Hình ảnh ý nghĩa từ các buổi từ thiện của game thủ Việt
Trên thực tế, ở ngoài đời có rất nhiều game thủ tham gia vào các hoạt động xã hội, tập thể như chơi thể thao, tham gia các chương tình ca nhạc hay thậm chí là làm từ thiện. Trong game, các cộng đồng game thủ lâu nay vẫn tồn tại với vai trò là nơi thảo luận, giải đáp thắc mắc, thư giãn, kết bạn … Có thể nói khái niệm "cộng đồng" ngày càng phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết chứ không như mọi người vẫn nghĩ bấy lâu nay.
Game thủ dành rất nhiều thời gian cho game nhưng điều đó không có nghĩa là game thủ để game chi phối mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày của mình. Ngược lại game thủ đúng nghĩa sẽ là những người chơi game một cách điều độ và hiểu biết. Dù rằng không ai có thể phủ nhận có những game thủ đã và đang sống theo kiểu ăn game, ngủ game, làm gì cũng game nhưng đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ, không thể coi họ như thước đo đánh giá toàn bộ các game thủ được.