- Theo Trí Thức Trẻ | 28/10/2016 10:30 PM
Hầu hết những bộ phim dựa theo bối cảnh thời kỳ đều có chút biến tấu khác biệt và sai lệch so với lịch sử chân thực, chủ yếu là để mang lại sự tự do sáng tạo và nâng tính nghệ thuật cho các nhà làm phim. Có những trường hợp nhỏ chỉ đơn giản là phô ra một mẫu quần áo không hợp thời, hoặc vô tình cho chạy một bài hát mà lẽ ra nó chưa hề được sáng tác vào lúc đó. Và rồi ta cũng có các thay đổi tương đối lớn khiến để câu khách, ví như một nhân vật lịch sử già nua bỗng trở thành thiếu nữ siêu nóng bỏng. Nhưng rồi ta cũng có những bộ phim có sự thay đổi hơi quá đà như 8 trường hợp dưới đây:
Apocalypto (2006)
Apocalypto - HD (Trailer)
“Apocalypto” không chỉ làm rối loạn nền văn minh người Maya và Aztec, mà nó còn khiến khán giả không thể phán đoán nổi giai đoạn lịch sử năm tháng nữa. Các người Maya trong phim nói ngôn ngữ Maya cổ đại khá là chính xác và thú vị, nhưng rồi họ lại giết người thường để hiến tế (các vị thần Maya chỉ uống máu của những tù nhân có địa vị xã hội cao trong chiến tranh). Cuối cùng bộ phim khép lại với cảnh các con thuyền Tây Ban Nha vượt biển tìm đến Châu Mỹ, một sự kiện diễn ra 400 năm sau khi Đế chế Maya cổ đại sụp đổ.
300 (2006)
300 - Official Trailer [HD]
Vốn được dựa trên comic nên tất nhiên “300” chắc chắn không phải là một bộ phim lịch sử chính xác. Đúng là phim có dựa trên Trận chiến Thermopylae, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó mà thôi. Từ chi tiết về trang phục của nhân vật, số lượng quân thực tế của hai bên hay cách phim mô tả về Đế chế Ba Tư toàn kẻ dị hợm thích chiếm hữu nô lệ, còn người Sparta và Hy Lạp toàn anh hùng đều không hề chính xác. Tất nhiên, “300” giúp khán giả có trải nghiệm rất mãn nhãn và chẳng hại đến ai, nhưng tốt nhất là không nên lấy nó ra làm ví dụ lịch sử.
10,000 BC (2008)
10,000 BC (2008) - Official Trailer
Đối với một bộ phim lấy năm tháng cụ thể làm tiêu đề, “10,000 BC” dường như không hề biết nó diễn ra ở bối lịch sử thời đại nào. Trong phim, khán giả được thấy hình ảnh về Kim tự tháp Giza, nhưng thực tế là các công trình này chỉ xuất hiện ở khoảng năm 2,500 trước công nguyên, và chắc chắn là chúng không hề được xây dựng bởi Voi Mammoth, một sinh vật không thể sống ở sa mạc với bộ lông cực dày như thế. Chưa hết, nhân vật trong phim sử dụng công cụ làm bằng kim loại, mặc dù kim loại chưa hề được phổ biến cho đến khoảng năm 4,000 trước công nguyên, và đó là còn không muốn kể đến nhân vật chính toàn người da trắng cho dù bối cảnh là ở Châu Phi.
Inglourious Basterds (2009)
Inglourious Basterds - Full Length Trailer
“Inglourious Basterds” là một bộ phim cố tình làm sai lệch lịch sử mà vẫn mang lại trải nghiệm điện ảnh vô cùng xuất sắc cho khán giả. Khỏi phải nói khi Thế chiến II không hề kết thúc như trong phim, và Hitler cũng không hề bị mưu sát bởi một nhóm người Pháp và Mỹ gốc Do Thái. Qua đó, ta có thể thấy được tài năng của đạo diễn Quentin Tarantino, chắc hẳn chỉ có ông mới đủ khả năng cho ra đời một bộ phim lịch sử hư cấu mà vẫn được khán giả lẫn giới chuyên môn tung hô đến thế.
Pocahontas (1995) và Pocahontas II (1998)
Pocahontas & Pocahontas II Movie Collection
Trước tiên, Pocahontas là một nhân vật hoàn toàn có thật trong lịch sử và chắc chắn cuộc đời của cô ấy không hề giống với những gì chúng ta thấy trong phim hoạt hình Disney. Thực tế rằng John Smith và Pocahontas cũng khó có thể yêu nhau, bởi ở trong lịch sử thì cô ấy mới chỉ khoảng 10 tuổi khi gặp John mà thôi. Phần hai của phim còn tỏ ra không chính xác hơn, khi Pocahontas kết hôn với một người tên là John Rolfe ngoài đời thực, lấy một cái tên mới là Rebecca, mặc quần áo phương Tây, cải đạo sang Thiên Chúa và có một người con trai. Cô ấy đúng là có đi sang nước Anh, nhưng nhanh chóng qua đời vì bệnh ở độ tuổi 20 – 21.
Theo Smosh
7 video game chuyển thể từ phim điện ảnh hay bất ngờ trong lịch sử