1. Bilquis/Queen of Sheba
Bilquis lấy cảm hứng từ nữ hoàng Sheba – một nhân vật xuất hiện trong nhiều truyền thuyết kinh sách của Do Thái, Hồi giáo, thần thoại Ethiopia và Kito. Trong Kinh Thánh Cựu Ước kể rằng Nữ hoàng Sheba nghe danh về vua Solomon và sự sùng đạo của ông, thế nên bà đã cùng với các sứ thần đích thân đến thành Jerusalem với vô số vàng bạc, tặng phẩm giá trị.
Vua Solomon đón tiếp cũng như trả lời được tất cả câu hỏi mà Nữ hoàng Sheba đặt ra, khiến bà rất nể phục. Nữ hoàng đã cầu xin vua Solomon thỏa mãn một yêu cầu của mình trước khi bà trở về vương quốc. Thần thoại Ethiopia viết rằng vua Solomon đã tặng cho bà một đứa con trai, tên là Menelik.
Trong American Gods, Neil Gaiman đã sáng tạo ra chi tiết Bilquis nuốt chửng người tình vào cửa mình sau khi ân ái để giữ mãi nét thanh xuân. Đây là chi tiết mô phỏng lại các thần thoại về nữ yêu chuyên quyến rũ và ăn thịt bạn tình.
2. Mad Sweeney/Vua Shuibhne
Mad Sweeney là nhân vật có gốc gác từ thần thoại Celtic và nguyên là một vị vua ngang ngược. Một ngày, ông vua này đã gây sự, xua đuổi Thánh Ronan trong trạng thái trần truồng, không những thế còn giết chết một thầy tu của thánh. Để trừng phạt nhà vua, Thánh Ronan đã nguyền rủa ông ta trở nên điên loạn, chịu cảnh lang tháng trần truồng như chim và chết dưới một mũi giáo giống như thầy tu đã chết kia.
Qủa thực lời nguyền đã ứng nghiệm, nhà vua sau đó đi lang thang, bị vợ cắm sừng và bị một gã chăn cừu đâm chết trong khi đang liếm sữa trong hố phân tại nhà của thánh Moling.
3. Low Key Lyesmith/Loki
Low Key đọc lái đi thành Loki, một vị thần khá nổi tiếng trong thần thoại Bắc Âu với nhiều scandal đình đám. Neil Gaiman có vẻ như khá thích Loki nên đã khai thác vị thần này trong nhiều tác phẩm như The Sandman, American Gods,... Tuy nhiên, khác với phiên bản Loki trong phim siêu anh hùng của Marvel, Low Key của American Gods được xây dựng khá thú vị khi vừa là đồng minh vừa là kẻ gây ra hỗn loạn với những câu thoại hài hước như "Đừng bao giờ lằng nhằng với mấy con mụ ở sân bay."
4. Czernobog
Czemobog là vị tà thần trong thần thoại Slavic. Điều này được thể hiện rõ ở tên gọi Czernobog hay Chernobog mang nghĩa Hắc Thần (The Black God). Czemobog đại diện cho cái ác, sự chết chóc và đen tối nhất, gần giống với ác quỷ trong Kito giáo.
Trong phim, vị thần này mang hình dạng một ông già với sở thích đập sọ bò bằng búa chuyên dụng, lão có niềm khoái cảm sâu sắc với hình ảnh máu tuôn trào trên tay. Bên cạnh Czernobog, phim cũng có đề cập đến một vị thần Slavic nữa – người đối nghịch hoàn toàn với Czernobog – Bạch Thần Belobog.
5. Vulcan
Phía sau Vulcan là một câu chuyện thú vị từ chính tác giả Neil Gaiman. Ông tạo ra nhân vật này khi thăm vùng Alabama và cũng trong chuyến đi này, ông tận mắt chứng kiến cảnh những ông chủ giàu có giết chết công nhận ngay tại nơi làm việc.
Vulcan bước ra từ thần thoại La Mã, là vị thần của núi lửa và luyện kim. Trong thế giới của American Gods, dù mất đi sự sùng bái từ các tín đồ nhưng Vulcan lại trở thành tay trùm vũ khí giàu có, đầy quyền lực. Chi tiết này phản ánh một phần thực trạng của xã hội, khi kẻ có vũ khí luôn là kẻ được tôn trọng.