5 tựa game thực tế ảo tệ hại có thể khiến người chơi "chóng mặt buồn nôn"

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 09/02/2017 02:47 PM

Sau đây, ta sẽ cùng đến với 5 tựa game thực tế ảo cực dở và dễ dàng khiến bạn chóng mặt buồn nôn thay vì một trải nghiệm lí thú đấy.

Thực tế ảo VR không chỉ là một công nghệ ấn tượng, mà nó còn được chứng nhận là một phát minh có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề. Nó không chỉ giúp con người thay đổi cuộc sống,mà nó có tiềm năng mang đến trải nghiệm kinh hoàng khi chơi game kinh dị. Hiện nay, các nhà phát triển lớn nhỏ đều tập trung sáng tạo cho nền tảng này và giúp cho ra đời không ít sản phẩm thú vị và hài hước, nhưng tương tự mọi nền tảng mới khác, nó cũng có tồn tại rất nhiều rác.

Sau đây, ta sẽ cùng đến với 5 tựa game thực tế ảo cực dở và dễ dàng khiến bạn chóng mặt buồn nôn thay vì một trải nghiệm lí thú đấy.

Here They Lie

Nhà phát triển: Tangentlemen, SIE Santa Monica Studio
Nhà phát hành: Sony Interactive Entertainment
Nền tảng: PlayStation 4

“Here They Lie” tự quảng cáo mình là một game kinh dị tâm lý đáng sợ, nhưng xem ra nó nên chuyển tên là game kinh dị gây buồn nôn thì đúng hơn. Hầu hết những người chơi đã có cơ hội chơi qua sản phẩm này đều phàn nàn rằng nó cực kỳ gây chóng mặt nôn nao bởi vì có cử động giật cục và cơ chế điều khiển quái lạ, kết hợp với một số lỗi không thực sự tương thích thiết bị VR. Ngoài những khuyết điểm đó ra, sản phẩm này cũng có một vài tình huống tương đối đáng sợ và rùng rợn dành cho các bạn nghiền game kinh dị.

Spell Fighter VR

Nhà phát triển: Kubold
Nhà phát hành: Kubold
Nền tảng: Microsoft Windows

Bạn có yêu thích cách chơi góc nhìn thứ nhất của “Skyrim”, “Dishonored” và “Dark Messiah of Might and Magic”? Bạn nghĩ rằng sẽ thật tuyệt nếu có một tựa game thực tế ảo áp dụng cơ chế này? Hãy thử qua “Spell Fighter VR” rồi suy nghĩ lại đi nhé. Tựa game mang tính thử nghiệm này có cơ chế điều khiển cực khó hiểu kết hợp một nền đồ họa gây nhức mắt, cho phép người chơi chống trả lại hàng tá kẻ địch bằng cách vung vẩy vũ khí hoặc dùng phép thuật. Dù sao nó cũng chỉ là một game thử nghiệm được phát triển bằng một người duy nhất nên cũng không thể đòi hỏi gì thêm.

DreamDesk VR

Nhà phát triển: We AR VR
Nhà phát hành: We AR VR
Nền tảng: Microsoft Windows

Không hẳn là một video game, nhưng DreamDesk VR là một phần mềm mô phỏng công nghệ thực tế ảo cho màn hình PC của bạn, qua đó mang lại trải nghiệm VR cho tất cả mọi phần mềm hay game đang được cái đặt trong máy. Tuy nhiên phần mềm này gặp phải rất nhiều vấn đề như khó điều khiển, nhiều lõi và có thể làm chậm tiến trình xử lý những công việc thường ngày của bạn, chưa kể là phải mất tiền mua bản quyền phần mềm và cả một thiết bị VR đắt tiền nữa chứ. Nhưng nó cũng có không ít tính năng thú vị, và có thế giúp bạn trải nghiệm “League of Legends” phiên bản thực tế ảo đấy.

InCell VR

Nhà phát triển: Nival VR
Nhà phát hành: Nival
Nền tảng: Microsoft Windows

“InCell VR” là một sản phẩm hành động/đua xe khá đặc sắc giúp bạn khám phá bên trong cơ thể con người. Gameplay của nó khá đơn giản khi người chơi phải đua tốc độ trước làn sóng virus, né tránh vật cản, nhặt những vật phẩm tăng cường, tiền bạc và đi đến đích của mỗi màn chơi. Khuyết điểm tồn tại đối với tựa game này là nó dễ dàng gây chóng mặt buồn nôn cho người sử dụng bởi cơ chế tàu lượn vô cùng tốc độ trong một không gian ảo cực kỳ lạ mắt.

FATED: The Silent Oath

Nhà phát triển: Frima Studio
Nhà phát hành: Frima Originals
Nền tảng: Microsoft Windows

Lấy bối cảnh thần thoại Viking, “FATED: The Silent Oath” kể câu chuyện về lòng dũng cảm và sự hi sinh của một người cha, người chồng phải làm để cứu lấy gia đình mình trước sự hủy diệt thế giới bởi bàn tay của những người khổng lồ. Cơ chế gameplay của nó có tính phiêu lưu và kể chuyện, nhưng tiếc rằng người chơi nhanh chóng cảm thấy thất vọng bởi sự thiếu tương tác, nhân vật không thú vị và cả một phong cách thiết kế đồ họa dễ gây khó chịu bởi những đôi mắt to vô cảm của nhân vật.

Theo Nowloading

5 video game xuất sắc đã mang lại "công lý" cho thương hiệu phim hay comic