5 sự thực tuyệt vời mà có thể bạn chưa hề biết về anime Nhật Bản

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 07/12/2016 04:30 PM

Kể cả có là một otaku cuồng nhiệt nhất và đã xem đến cả 1,000 anime khác nhau, chắc chắn vẫn sẽ có những sự thực thú vị về thế giới màu mắc này mà bạn chưa hề biết tới.

Kể cả có là một otaku cuồng nhiệt nhất và đã xem đến cả 1,000 anime khác nhau, chắc chắn vẫn sẽ có những sự thực thú vị về thế giới màu mắc này mà bạn chưa hề biết tới. Với lịch sử phát triển lâu đài và trải qua nhiều giai đoạn biến hóa, anime có chứa đựng vô số bí mật, bối cảnh đặc sắc để chờ các fan khám phá ra, cho dù việc đó không phải đơn giản. Sau đây, ta sẽ đến với 5 sự thực tuyệt vời khác về anime mà có thể bạn chưa hề biết đến:

“Space Brothers” là anime đầu tiên ghi âm giọng lồng tiếng bên ngoài không gian

“Space Brothers” là anime có nội dung về hai chàng thanh niên có ước mơ trở thành những phi hành gia xuất chúng. Nó tạo sự khác biệt với đa phần anime khác khi tập trung vào khía cạnh chân thực và hầm chứa nhiều nội dng khoa học không gian thú vị. Nó cũng đã thực hiện một chuyện không tưởng và lần đầu xuất hiện trogng lịch sử khi tập 31 có đoạn lồng tiếng nhân vật được ghi âm bên không gian. Cụ thể, các nhà làm phim đã nhờ vả phi hành gia Hoshide Akihiko thực hiện quá trình ghi âm khi đang đi lên Trạm Vũ Trụ Quốc Tế.

Tên của “Studio Ghibli” đến từ một loại máy bay

Có lẽ fan anime nào cũng biết đến cái tên “Studio Ghibli” bởi nó có vẻ thân thiện và dễ ghi nhớ, nhưng liệu bạn đã bao giờ tự hỏi rằng nó có ý nghĩa gì chưa? May ra chỉ có những cựu binh Thế Chiến II là đủ khả năng giải đáp ngay câu hỏi này khi “Ghibli” là nickname của một dạng máy bay do thám của Italy trong thời chiến.. Với tình yêu đặc biệt của ông Miyazaki dành cho máy bay và khả năng bay lượn, không hề bất ngờ khi ông quyết định đặt tên studio dựa theo một dạng máy báy có thật.

Cái tên “Gundam” ban đầu vốn là kết hợp của “gun” (súng) và “freedom” (tự do)

Trước khi trở thành một thương hiệu anime nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản, “Mobile Suit Gundam” đã trải qua nhiều bước thay đổi ở khâu ý tưởng ban đầu. Dựa theo chia sẻ của chi nhánh Bandai Đông Nam Á, tên gọi được sử dụng ban đầu là “Gundom”, một phép kết hợp chữ của “gun” (súng) và “freedom” (tự do). Sau này, tác giả Tomino Yoshiyuki quyết định chuyển thành “Gundam” nhằm phù hợp ý tưởng robot được sử dụng như một con đập vững trãi, ngăn bước kẻ thù.

Các Titan trong “Attack on Titan” được dựa trên một người đàn ông say xỉn

Khi tác giả Isayama Hajime vẫn còn làm việc ở một tiệm internet café, ông đã gặp gỡ với một khách hàng say xỉn. Trải nghiệm này để lại ảnh hưởng và truyền cảm hứng đến mức Isayama quyết định sáng tác ra một manga dựa về nó, và manga đó chính là “Attack on Titan”. Dựa theo chia sẻ của Isayama, vị khách hàng đó đã cho anh thấy sự khó khăn để giao tiếp với một người khác cho dù là cùng giống loài, và khiến anh nhận ra rằng loài động vật đáng sợ nhất cũng chính là con người. Ngoài ra, một ý tưởng khác đã giúp khai sinh ra series này chính là trải nghiệm bị đóng kín trước những bức “tường” thời nhỏ của tác giả.

Anime đã xuất hiện từ đầu những năm 1900

Khi nói về anime, chúng ta thường coi huyền thoại Tezuka Osamu là “ông tổ” khai sáng ra tất cả bắt đầu từ những năm 1950’. Và trong khi điều đó có thể đúng với định nghĩa “anime” thời nay, thực chất hoạt hình Nhật Bản đã có lịch sử ra đời sớm hơn thế nhiều. Theo những tài liệu ghi chép cho thấy, hoạt hình nhật Bản đã bắt đầu xuất hiện từ năm 1907 (có thể sớm hơn bởi ghi chép thời nay rất khan hiếm). Ở Nhật, hoạt hình đã được vận dụng và thử nghiệm bởi rất nhiều họa sĩ trước khi nó được ông Tezuka định hình và nâng lên một tầm cao mới. Ba người khởi đầu cho tiêu chuẩn hoạt hình có thể kể đến là: Shashin Katsudo, Kouichi Junichi, và Kitayama Seitarou.

Theo Myanimelist

5 lí do tại sao “Watchmen” là tuyệt tác của thể loại phim siêu anh hùng