- Theo Nhịp Sống Việt | 19/02/2020 09:46 AM
Có những đồ vật mang giá trị kinh tế lẫn lịch sử rất đáng để nhiều người thèm muốn. Thế nhưng, nếu nhìn vào lịch sử các chủ nhân sở hữu của chúng, chắc chắn sẽ không ai muốn nhận về. Bên cạnh các bảo vật vốn nổi tiếng vì độ "hắc ám" như búp bê cổ, tranh vẽ của danh họa,… thì kimono hay đá quý cũng có ít nhất một đại diện nằm trong danh sách các món đồ bị nguyền rủa.
Kimono là quốc phục của Nhật Bản, thường thì nó mang ý nghĩa rất tốt đẹp, trừ một trường hợp hiếm hoi vào thế kỷ 17. Ba thiếu nữ sở hữu một bộ kimono lần lượt đều qua đời trước khi được mặc áo. Vì thấy vận xui này quá "hắc ám", năm 1657, nó đã bị đem đi đốt.
Tuy nhiên, ngay cả khi bị đốt thì kimono vẫn tiếp tục vận xui của mình. Ngọn lửa đốt áo đã bị gió thổi bùng lên, vượt khỏi tầm kiếm soát của mọi người. Hậu quả là ¾ thành phố Tokyo với khoảng 300 đền đài, 500 cung điện, 9000 cửa hàng, 61 cây cầu và 100.000 người đã bị thiêu rụi chỉ trong nháy mắt cùng chiếc áo kimono vô danh.
Đây là bức tranh được họa sĩ người Tây Ban Nha Bruno Amadio vẽ và bán ra hàng loạt, rất nổi tiếng ở Anh vào những năm 80. Dù bức tranh có phảng phất nỗi buồn lẫn hơi u ám, song người ta vẫn cho rằng bức tranh rất bình thường, cho đến khi nhiều chủ sở hữu bản sao của bức tranh khẳng định rằng khuôn mặt của cậu bé trong tranh khiến họ sợ hãi và ốm đau.
Vào năm 1985, các tờ báo ở Anh đưa tin về một vụ cháy nhà bí ẩn. Điều kỳ lạ là bức tranh "Cậu bé khóc" vẫn hiên ngang giữa đám cháy, dù mọi thứ trong nhà đều bị thiêu rụi. Ngay lập tức, có nhiều giả thuyết đặt ra về bức tranh như người mẫu – một em bé mồ côi – đã bị họa sĩ ngược đãi, hay tranh có chưa linh hồn của một cậu bé mồ côi, hoặc thậm chí là họa sĩ đã ký giao kèo quỷ,…
Koh-i-Noor là một trong số những viên kim cương lớn nhất thế giới với 109 carat. Người ta đồn rằng Koh-i-Noor đem lại vận may cho phụ nữ và vận rủi cho đàn ông. Tương truyền nó từng thuộc về thần Krishna, sau đó bị ăn cắp và truyền tay qua nhiều đời chủ khác nhau, trong đó có hoàng đế Sher Shah Suri. Vị hoàng đế sau đó đã chết trong 1 vụ nổ, còn viên kim cương được hoàng đế Jalal Khan thừa kế. Tuy nhiên, Jalal Khan cũng không may mắn hơn cha mình là bao, ông đã bị người anh trai sát hại.
Vào năm 1787, một người lính có tên Jabez Spicer ở Layden, Massachusetts đã lãnh hai viên đạn và qua đời. Tuy nhiên, điều trùng hợp rợn tóc gáy là khi qua đời, Jabez đang mặc lại chiếc áo của người anh trai tên Daniel. Trước đó 3 năm, Daniel cũng bị bắn chết bởi 2 viên đạn. Và vị trí 2 viên đạn đã giết Daniel trên chiếc áo lại trùng khớp với 2 viên đạn giết chết người em trai Jabez sau này.
Viên đá bị nguyền rủa này có cùng quê quán với viên Koh-i-Noor. Nó được những tay trộm mộ khai quật từ một đền thờ cổ xưa. Thế nhưng các đời chủ của viên đá đều không có kết cục tốt đẹp. Người chủ cuối cùng của nó là nhà sưu tầm đá quý Edward Heron Allen. Sau một thời gian sở hữu đá và nhận thấy cuộc sống gặp quá nhiều rắc rối, xui xẻo. Edward đã đem tặng lại cho bảo tàng London. Tuy nhiên, ông cũng qua đời vào 3 năm sau khi tặng đi viên Delhi.