5 điều hoang tưởng mà game thủ Việt vẫn nghĩ là thật trước nay

SmiLe  - Theo Helino | 01/06/2018 0:00 AM

Đây là những điều mà không phải ai cũng biết.

Không nạp tiền cũng cân được đại gia

Khi chơi game online, việc nạp tiền có thể xem là một hình thức trả phí "tự nguyện" của người chơi. Điều đáng chú ý rằng ở nhiều tựa game online từ trước tới nay, thì hầu như những người chơi nào đã gắn bó với game đều sẽ phải "tự nguyện" nạp tiền mà không cần suy nghĩ.

Điều này đến từ việc các vật phẩm bán trong Cash Shop đem đến những lợi thế không nhỏ cho người chơi. Không chỉ có vậy, hình thức nạp VIP còn giúp cho người chơi nhận được những lợi ích không hề nhỏ, vượt xa những lợi ích thông thường.

Dẫu vậy, quan niệm của nhiều game thủ Việt khi mới bắt đầu chơi game thường vẫn là sẽ chơi từ từ, không nạp tiền và chỉ cần cày kéo chăm chỉ thì mình sẽ đủ mạnh, có thể so tài với những người chơi khác. Đáng tiếc, bạn cày kéo chăm chỉ thì tại sao những đại gia lại không cày kéo chăm kém bạn? Người ta cũng chăm chỉ cày kéo, chơi game hàng ngày nên chẳng sẽ có chuyện lấy cày kéo thắng được nạp tiền đâu, vì lợi ích từ việc nạp thẻ là rất lớn.

Cứ game hay thì sẽ đẹp

Đồng ý một điều ít có những game online sở hữu đồ họa đẹp đến mê li nhưng cùng lúc lại sở hữu lối chơi chóng chán thiếu chiều sâu. Thế nhưng trong quá khứ, không ít sản phẩm tên tuổi, tạo dựng được thành công lớn tại thị trường nước ngoài lại phải chịu cảnh đìu hiu chỉ sau một thời gian ra mắt tại làng game Việt.

Một thói quen kì lạ khác của dân cày Việt là thích lựa chọn những tựa game online dễ cày kéo, hay nói đúng hơn là chỉ thích "ngồi mát ăn bát vàng". Dễ thấy, những tựa game nhập vai phát hành ở nước ta mà không có auto tự đánh, không có tính năng tự tìm được hay chỉ đơn giản là đưa ra các nhiệm vụ hơi khó nhằn một chút thôi là rất dễ bị... đóng cửa.

Game thu phí sẽ loại bỏ "trẻ trâu"

Với tình trạng chất lượng văn hóa của cộng đồng game thủ Việt xuống dốc, nạn hack và chửi tục gia tăng thì nhiều người chơi tâm huyết (đang rơi rụng dần) cũng đang tỏ ra khó chịu. Họ cho rằng các game đỉnh về nước nên thu phí và đề ra nhiều mức giá như 200.000 ~ 300.000 VNĐ 1 tháng, thậm chí còn nghĩ rằng làm thế sẽ khiến game sống lâu hơn.

Nhưng có một thực tế là với xu thế bây giờ, một MMO thu phí sẽ chỉ thỏa mãn được lượng rất nhỏ gamer chịu chi trả, còn lại đại bộ phận sẽ bỏ qua. Mà một khi game đã không đông, không xôm thì ngay cả những người mua thẻ tháng cũng cảm thấy chán nản khi đăng nhập vào. Đó là chưa kể doanh thu của NPH cũng không cao.

Vì thế xét cho cùng, game miễn phí vẫn là giải pháp khó khác được với các NPH nội địa. Mà không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới thì cũng chỉ còn vài MMO là thu phí giờ chơi, số còn lại đều đã chào thua và quyết định miễn phí. Bản thân những sản phẩm như Rift là một ví dụ điển hình.

Cứ GM là "tuồn đồ" được ra ngoài chợ đen

"Ông quen với GM hả, bảo họ cho tôi ít đồ khủng với", đó là câu cửa miệng của không ít game thủ khi biết bạn mình quen biết hoặc đang làm trong NPH nào đó. Họ nghĩ đơn giản rằng đã là người vận hành game thì muốn cho ai đồ gì cũng được, muốn tăng cho account nào đó bao nhiêu level cũng không sao.

Thế nhưng sự thật hoàn toàn trái lại, tại các NPH lúc này chuyện GM hoặc nhân viên vận hành game có thể "tuồn đồ" ra chợ đen là điều cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi. Dĩ nhiên trước đây đã từng có vài phi vụ lớn, nhưng sau đó doanh nghiệp bắt đầu bảo mật tốt hơn, đưa ra nhiều hình thức quản lý thông minh hơn để ngăn chặn chuyện đó tiếp diễn.

Nhiều GM dù suốt ngày gắn bó với game nhưng họ hoàn toàn không có quyền can thiệp vào database, khâu kiểm soát lượng tài sản ảo ra vào trong một ngày cũng được thống kê thường xuyên để đối chiếu với doanh thu. Nếu có bất kỳ sai khác nào thì người chịu trách nhiệm sẽ bị phạt nặng hoặc đuổi việc.

NPH có thể sửa lỗi game

Đối với bất kỳ game thủ nào, bắt gặp lỗi in-game cũng làm họ khó chịu. Những lỗi này có thể trải dài từ nhỏ nhặt như không nhặt được đồ, NPC biến mất... cho tới lớn hơn như vấn nạn hack, dupe đồ gây mất cân bằng... Dĩ nhiên lúc đó đối tượng bị kêu ca, phàn nàn luôn là NPH.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng những tựa game về Việt Nam hầu hết đều mua từ nước ngoài, NPH nội địa gần như không thể chỉnh sửa bất cứ thứ gì mà không hỏi ý kiến đối tác, thông thường khi một lỗi xuất hiện, nếu nó không quá lớn thì họ phải đợi tập hợp lại cho đủ số lượng cần thiết rồi mới gửi sang NSX để fix một thể.

Quá trình ấy rất mất thời gian, nhiều khi ngay tại NSX thì đội ngũ phát triển cũng đang bận bịu với dự án mới, họ không có người để đảm trách fix lỗi game cũ nên lại càng chậm chạp hơn. Đó là lý do vì sao mà dù một bug rất đơn giản nhưng NPH lớn nhất tại Việt Nam cũng bó tay trong nhiều tuần lễ.