4 thần binh gắn liền với tên tuổi của bộ truyện Phong Vân

Mặt Trứng  - Theo Helino | 26/06/2018 04:00 PM

Có lẽ những nhân vật như Nhiếp Phong, Vô Danh hay Bộ Kinh Vân đã chẳng còn gì xa lạ đối với những khán giả hâm mộ Phong Vân – một trong những bộ truyện tranh võ hiệp kinh điển mà gần như thế hệ 8-9x đều đã từng nhớ tới.

Thậm chí, tiểu thuyết này còn được dựng thành phim và được đài truyền hình Việt Nam mua lại phát sóng nữa. Và trong phim, bên cạnh những anh hùng hào kiệt, chắc chắn những thần binh, với xuất sứ, công dụng và sức mạnh khác nhau cũng luôn là mộ trong những thứ được khá nhiều người

Kinh Tịch Đao

Nhắc tới Kinh Tịch Đao là nhắc tới Hoàng Ảnh, thiên hạ đệ nhất đao của Đông Doanh lúc bấy giờ. Ngay từ nguồn gốc ra đời của chiếc đao này đã đủ để nói lên độ hiếm của nó, khi mà thời gian đúc của Kinh Tịch lên tới hơn trăm năm, đồng thời cũng không một ai đủ khả năng nhấc nó lên mà sử dụng, chỉ trừ một người, đó chính là Hoàng Ảnh.


Kinh Tịch Đao của Hoàng Ảnh

Kinh Tịch Đao của Hoàng Ảnh

Chẳng biết việc lão nhân gia Hoàng Ảnh rút được đao lên là phúc hay họa nữa, khi mà với bản chất cô tịch của mình, Kinh Tịch cũng đòi hỏi chủ nhân phải cô đơn như nó. Một loạt tấn thảm kịch xảy đến với những người thân của Hoàng Ảnh, nhưng vì sự si mê võ học, cũng như muốn đề thăng tới đẳng cấp mới, ông chấp nhận, và cùng với Kinh Tịch trở thành đao thủ mạnh nhất Đông Doanh. Tuy mạnh như vậy, nhưng Kinh Tịch không phải là thần binh tuyệt hảo nhất truyện, thậm chí nó còn từng bị gãy trong trận chiến giữa Hoàng Ảnh và Vô Danh.

Tuyết Ẩm Đao

Thêm một thanh đao nữa, và chắc chắn món vũ khí này thì chẳng ai xa lạ rồi, khi nó chính là người bạn đồng hành thân thiết của Nhiếp Phong, một trong những idol của bộ truyện. Tương truyền, thanh đao này được đúc từ hàn thiết do Nữ Oa vá trời còn dư lại, và là của gia bảo được truyền lại từ Nhiếp Nhân Vương. Và cũng nhờ có thanh thần binh này mà Nhiếp gia sau này sáng chế ra Ngạo Hàn Lục Quyết, thứ đao pháp có thể phát huy tối đa nội lực cũng như sức mạnh của bảo đao.


Tuyết Ẩm Đao luôn tỏa ra hàn khí ngút trời

Tuyết Ẩm Đao luôn tỏa ra hàn khí ngút trời

Trong Phong Vân, Tuyết Ẩm đao cũng từng gãy vụn khi Nhiếp Phong đại chiến với sư đệ Bộ Kinh Vân., nhưng sau này, nó đã được phục nguyên nhờ bố vợ Đao Hoàng dùng 10 năm công lực đúc lại.

Tuyệt Thế Hảo Kiếm

Chỉ caí tên thôi cũng đã đủ nói lên tất cả. Tuy không mang cho mình một hình hài bóng loáng hay bắt mắt, thế nhưng Tuyệt Thế Hảo Kiếm của Bộ Kinh Vân luôn được coi là thứ vũ khí hủy diệt, và khiến cho anh chàng được mệnh danh là tử thần. Một biệt danh khác của nó là kiếm đứng đầu của các cây kiếm khác.


Tuyệt thế hảo kiếm của Bộ Kinh Vân

Tuyệt thế hảo kiếm của Bộ Kinh Vân

Bái Kiếm Sơn Trang đã phải dùng lửa trăm năm, trải qua bao đời luyện kiếm sư để khiến cho thanh kiếm trở nên hoàn mỹ. Mà thế nào đã đủ, cần phải có cả máu của cả những kẻ tham kiếm tới sân si mới thành hồn. Để lấy được Tuyệt Thế Hảo Kiếm, Bộ Kinh Vân chấp nhận lao vào biển lửa, với nhiệt độ đủ để nung cháy tất cả, đồng thời vượt qua cả những đối thủ khó chịu như Kiếm Bần, Đoạn Lãng trong cuộc tranh giành thanh kiếm đỉnh nhất thế gian. Khác với Tuyết Ẩm, Tuyệt Thế Hảo Kiếm luôn toát ra một khí tức tử thần, mang nặng tính sát nghiệt.

Anh Hùng Kiếm

Khác với các thần binh kể trên, Anh Hùng Kiếm mang cho mình chính khí lẫm liệt, và là bảo kiếm đã gắn liền với tên tuổi của Vô Danh tiền bối, sau này được truyền lại cho đệ tử yêu của ông là Kiếm Thần.


Vô Danh và Anh Hùng Kiếm trấn bảo

Vô Danh và Anh Hùng Kiếm trấn bảo

Thời niên thiếu, Vô Danh, thưở đó còn mang tên Mộ Anh Danh đã cùng với sư huynh của mình, Mộ Ứng Hùng tỷ thí trên đỉnh Kiếm Phong, và đương nhiên, anh đã lấy được Anh Hùng Kiếm để trở thành huyền thoại võ lâm sau này. Thanh bảo kiếm này cũng đã theo bước Vô Danh để lai biết bao dấu ấn trong võ lâm, như khi đả bại thập đại môn phái, hoặc chặn đứng Tuyệt Vô Thần ở Nhạn Môn Quan.