4 nghịch lý trong tư duy của game thủ Việt, 10 năm nữa cũng chưa chắc đã thay đổi được

jivelive  - Theo Helino | 28/04/2018 08:00 PM

S Online
18/04/2018 NCB: Đang cập nhật NPH:

Bạn có thấy bóng dáng của mình trong này không?

Chê game Trung Quốc "cùi" nhưng game “xịn” thì không trụ được lâu

Đây là điều dễ nhận thấy nhất trong phần đông gamer Việt Nam, nhất là khi nói về vấn đề thị hiếu. Đã từ lâu chúng ta không còn lạ gì với những lời ca thán từ phía cộng đồng rằng các NPH chỉ biết nhập về game kiếm hiệp Trung Quốc "rẻ tiền" mà quên đi các sản phẩm đỉnh cao trên thế giới.

Thế nhưng nhìn nhận lại vấn đề, lật lại quá khứ thì rõ ràng không chỉ riêng NPH là phía cần phải nhận trách nhiệm trong chuyện này. Rất nhiều lần các NPH chiều lòng game thủ, nhập những tựa game bom tấn, đỉnh cao về nước, cứ ngỡ rằng đáp ứng điều cộng đồng muốn là ắt hẳn thành công. Tuy nhiên hầu hết đều phải nếm cay đắng, như Cabal Online, Atlantica Online, Granado Espada, Rakion, Blade & Soul - những sản phẩm được đánh giá cao trên trường quốc tế song tương lai của chúng đều không mấy xán lạn tại thị trường Việt. Game thì chết yểu, số ít may mắn trụ lại thì sống “thoi thóp”, doanh thu chỉ đủ hòa vốn hoạt động mà thôi.


Một trong số những tựa game đình đám khó sống tại thị trường Việt

Một trong số những tựa game đình đám "khó sống" tại thị trường Việt

Sau tất cả, chúng ta đều phải công nhận một điều rằng mỗi khi đưa game bom tấn về nước thì giới trẻ rất hồ hởi, tán tụng ngất trời hoặc khẳng định mình sẽ gắn bó mãi mãi, và rồi mọi chuyện quay ngoắt 180 độ chỉ sau vài tháng thậm chí là vài tuần. Lý do thì có rất nhiều nhưng hầu hết lại nằm ở phía cộng đồng: không chịu được gameplay quá nặng, không có hệ thống auto, yêu cầu cấu hình quá cao hoặc đơn giản là “không thấy vui”.

Thích mạnh nhưng lại muốn chơi free

Chơi game online luôn tồn tại hai thái cực: người sẵn sàng nạp nhiều và người không muốn/không có điều kiện nạp nhiều hay còn gọi là bộ phận “dân cày”. Nghịch lý ở đây luôn nằm ở vế sau, khi có không ít những game thủ có thể xếp vào hạng phân loại “tiền ít nhưng đòi hít của thơm”.

Ở thời điểm hiện tại, game mobile online thu phí tại Việt Nam hầu như không còn tồn tại, thay vào đó là các tựa game free to play, các game thủ có thể thoải mái chơi thử, quyết định nạp tiền hay không hoàn toàn không có bất cứ sự ràng buộc nào. Tranh cãi xảy ra khi bộ phận game thủ “không muốn chi tiền” lại có cảm giác bất công khi người khác càng bỏ tiền, nhân vật càng mạnh mẽ, và cuộc chơi của họ lại trở nên khó khăn khi không ít những đặc quyền trong game bị cắt bỏ.

Đây là tâm lý chung mà bất cứ người chơi nào cũng đã từng ít nhất một lần trải qua và hầu như không thể thay đổi được. Đứng trước tình hình đó, các tựa game ngày nay luôn phải đứng trước bài toán chung hòa cả hai thế lực đại gia và dân cày, vừa cho ra các sự kiện để Vip tiêu tiền, vừa phải phát triển các tính năng cày cuốc, cày chay để các người chơi nhóm dưới có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng. Thực tế đã chứng minh rằng những tựa game giải quyết ổn thỏa được điều này thường sẽ sống bền hơn rất nhiều.


Chuyện Vip 1 cày chay, vượt mặt cả đại gia là chuyện không hiếm xảy ra, nhất là trong những tựa game nhập vai cày cuốc như S Online

Chuyện Vip 1 cày chay, vượt mặt cả đại gia là chuyện không hiếm xảy ra, nhất là trong những tựa game nhập vai cày cuốc như S Online

Ghét "trẻ trâu" nhưng chính bản thân mình cũng "trẩu" không kém

Đây là khái niệm đã trở nên quá quen thuộc không chỉ trong game mà còn được sử dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trẻ trâu bị ghét, trẻ trâu phá game, trẻ trâu thích chửi rủa - chẳng một game thủ nào muốn liên tiếp gặp phải những thành phần như vậy khi chơi game cả.

Chúng ta vẫn chỉ trích kẻ khác là trẻ trâu nhưng thật ra luôn có điều ngược lại. Tự ngẫm lại xem bạn đã từng đổ lỗi đồng đội không hiểu ý để team thua chưa? Bạn đã cào phím chửi rủa chỉ vì support “lỡ tay” đập thẳng cái thiêu đốt vào mặt ADC bên kia và cướp mất chiến công đầu chưa? Thật ra trẻ trâu chỉ là cách gọi chung của những phản ứng tiêu cực khi quá nhập tâm vào thế giới game, đồng nghĩa với việc ai chẳng từng có lần trẻ trâu.

Thích PK người khác nhưng bị PK thì lại “nhảy dựng” lên

Pk là máu lửa, là giết hoặc bị giết thế nhưng lại có không ít game thủ rất buồn cười: Gặp kẻ yếu cũng đồ sát cho sướng tay rồi đến một ngày nọ gặp trường hợp tương tự thì lại đùng đùng nổi giận, lên group chửi rủa cho rằng mình oan ức, mình bị ăn hiếp.

Rồi còn có những trường hợp cắn thuốc tàn sát đi quét cả bản đồ, phô trương thanh thế, trời không sợ đất không sợ nhưng đến khi đạt điểm chữ đỏ, bị tống tù, bị chặn di chuyển thậm chí là khóa tài khoản tạm thời thì lại không chịu được, năn nỉ xin “giảm án” hoặc thậm chí là… lại chửi.

Nếu bạn cũng là một game thủ như thế, thích giết chóc, PK mà không phải chịu bất cứ một chế tài nào thì S Online chính là tựa game “sinh ra là dành cho bạn”. Bởi lé đây là tựa game nhập vai duy nhất hiện nay không có chế độ hòa bình, không có chế tài, giết bao nhiêu cũng được, giết ai cũng được, không trừng phạt, thậm chí càng giết càng tăng điểm Quân Hàm, tăng thuộc tính, mua được đồ hiếm!

Tạm Kết

Trên đây chỉ là một vài những nghịch lý tiêu biểu trong tư duy của game thủ Việt, có rất nhiều lý do để hình thành nên chúng, từ khách quan cho đến chủ quan. Tuy nhiên xét về tổng thể thì có lẽ những nghịch lý này còn diễn ra dài dài…