- Theo Helino | 28/03/2018 0:00 AM
Hồi tháng 7 năm 2013, khi Pacific Rim của đạo diễn lừng danh Guillermo del Toro được trình làng đã mang tới 1 bữa tiệc hình ảnh mãn nhãn dành cho người hâm mộ điện ảnh. Cuộc chiến giữa những robot khổng lồ có kích thước hùng vĩ như những tòa nhà chọc trời đối đầu với lũ quái vật Kaiju đến từ chiều không gian khác đã tạo ra 1 cuộc chấn động cho nền điện ảnh lúc bấy giờ.
Sau 10 năm vắng bóng, bộ phim huyền thoại năm nào lại trỗi dậy với phần phim thứ 2 mang tựa đề Pacific Rim: Uprising. Uprising kể câu chuyện 10 năm sau những sự kiện của Pacific Rim, tre già măng mọc, lớp trẻ mới lên thay thế cha anh, trở thành những tân binh điều khiển Jaeger để chống lại lũ quái vật 1 lần nữa.
Tuy nhiên, kì vọng nhiều bao nhiêu, thất vọng nhiều bấy nhiêu, câu chuyện Đại chiến Thái Bình Dương lần này trước khi ra rạp thì thật hoành tráng mà sau khi ra rạp lại bị chê tơi tả.
1. Nội dung không mấy hấp dẫn vì quá rườm rà
Kế thừa câu chuyện chính là robot chiến đấu với quá vật từ phần 1 nhưng Uprising lại có vẻ rườm rà hơn nhiều vì đan xen quá nhiều tuyến truyện khác nhau. Nhiều nhân vật và mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình nhưng thời lượng lại chính là điểm yếu của 1 bộ phim điện ảnh vì không đủ thời gian để khai thác sâu hơn cho từng người.
Hơn hết, từng ấy câu truyện nhưng lại không có cái nào liên quan tới cốt truyện cả khiến cả tổng thể bộ phim thiếu đi một sự chặt chẽ nhất định, điều mà ở phần thứ nhất đạo diễn người Mexico đã làm rất tốt.
2. Phần phim thứ hai của thương hiệu không giữ được cái "hồn" của đạo diễn del Toro
Uprising kể câu chuyện 10 năm sau những sự kiện của Pacific Rim, khi nhà lãnh đạo lực lượng Jaeger - Stacker Pentecost (Idris Elba) đã hi sinh bản thân mình để hàn vết nứt vành đai Thái Bình Dương để ngăn chặn việc Kaiju quay trở lại Trái Đất. Trong phần 2 này chúng ta sẽ được "làm quen" với con trai của Stacker - Jake Pentecost (John Boyega), vốn là một chàng thanh niên chuyên đi gom phế liệu và tìm mọi cách để sinh tồn trong một thế giới thiếu thốn cả lương thực lẫn nước sạch như trộm cắp các bộ phận từ Jaegers để bán trên thị trường chợ đen. Thế rồi số phận đã đưa đẩy Jake trở về nơi mình từng phục vụ là Lực lượng Bảo vệ Thái Bình Dương (PPDC).
Ngờ đâu, nguyên nhân gây ra mọi biến cố sau này cũng xuất phát từ đây. Một nhân vật trong phần phim trước đã bị tha hóa đã giúp lũ Kaiju trở lại làm mọi thứ càng thêm phần rắm rối, mâu thuẫn và nhàm chán, xa rời khỏi ý tưởng ban đầu của del Toro.
Không chỉ như vậy, trước đâu del To ro từng chia sẻ phong cách robot trong bộ phim của ông chịu nhiều ảnh hưởng từ phim Nhật - cái nôi của dòng phim người máy chiến đấu thì trong phần thứ 2 này cũng biến mất.
3. Cảnh đánh nhau giữa robot và quái vật chưa đủ mãn nhãn
Nếu như bạn đã từng kì vọng được chứng kiến trận chiến máu lửa giữa robot và quái vật với những phân cảnh mãn nhãn trong Uprising thì có lẽ sau khi ra rạp bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng lắm. Cảm nhận chung của những khán giải đã xem là yếu tố hành động trong phim diễn ra cực kì chóng vánh, thua xa phần đầu tiên.
Đã là robot thì các cử chỉ không thể linh hoạt như con người, những động tác bay nhảy không thể nhuần nhuyễn thế mà trong phim các Jaeger có thể phi thân như ninja, đánh nhau như võ sĩ. Yếu tố này khiến các cảnh đánh nhau như 1 màn trình diễn kĩ xảo đẹp mắt, các đối thủ thoải mái khoe “vũ đạo” với những pha “chém bùn” hoài không sao. Chẳng nhẽ các vũ khí của Jaeger chỉ được cái mẽ, to to hào nhoáng nhưng đánh nhau thì vô tích sự.
Đáng tiếc nhất, màn hạ trùm chả có tính bạo lực nào, hoàn toàn nhạt nhẽo với những pha hành động chớp nhoáng chả để lại ấn tượng gì cho khán giả.
4. Nữ thứ chính Cảnh Điểm trở thành anh hùng bất đắc dĩ “cứu cả thế giới”
Nữ diễn viên Trung Quốc Cảnh Điềm đã được chọn vào vai thứ chính trong bộ phim bom tấn của Hollywood. Được mệnh danh là “thuốc độc phòng vé” với lối diễn xuất bị nhiều tín đồ điện ảnh chê là "mặt đơ" nhưng bỏ qua tất cả, cô vẫn vươn lên trở thành minh tinh Trung quốc gần đây được tham gia vào nhiều bom tấn Hollywood hơn cả các đả nữ nổi tiếng như Lý Băng Băng, Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh,…
Bỏ qua phần diễn xuất của mỹ nữ Bắc Kinh chỉ xét về vai trò của Cảnh Điềm trong Uprising thì từ 1 bà chủ của 1 tập đoàn gia công người máy (mà nhân công chủ yếu là người Mỹ) cô đã trở thành giải cứu thế giới 1 cách không thể buồn cười hơn. Thế quái nào mà cô có thể xuất hiện ở chỗ đánh nhau giữa Jaeger và Kaiju rất đúng lúc, lại còn cứu cả Jake và Amara trong tình thế con robot đang rơi với vận tốc cực nhanh 1 cách bình tĩnh nhỉ.