4 lí do chứng minh "Westworld" chính là "Jurassic Park" phiên bản miền Tây

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 15/12/2016 04:30 PM

Trong vài tháng qua, HBO đã một lần nữa thu hút được sự chú ý của khán giả bằng series phim truyền hình bom tấn mới nhất của mình là “Westworld”.

Trong vài tháng qua, HBO đã một lần nữa thu hút được sự chú ý của khán giả bằng series phim truyền hình bom tấn mới nhất của mình là “Westworld”. Tuy nhiên nếu bạn là một fan của bộ phim kinh điểnJurassic Park” năm xưa và có theo dõi “Westworld”, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra rằng hai thế giới quan tường chừng khác biệt này lại có nhiều điểm giống nhau đến bất ngờ. Thực tế, đây không phải chuyện lạ bởi phần kịch bản chuyển thể thành phim đều được dựa trên tiểu thuyết của ông Michael Crichton.

Sau đây là 4 lí do cho thấy “Westworld” chính là “Jurassic Park” phiên bản miền Tây:

(Lưu ý: bài viết phía dưới có tiết lộ nội dung phim nên ai chưa xem thì không nên đọc)

Một công viên giải trí công nghệ tân tiến có chủ đề độc đáo: Cả “Westworld” và “Jurassic Park” đều là những công viên giải trí được mở cửa rộng rãi để phục vụ công chúng bởi một tập đoàn siêu khổng lồ và cũng là kiểu mẫu đầu tiên trên thế giới.

Được tạo ra bởi một thiên tài đầy triết lí: John Hammond, nhà sáng lập InGen (công ty chịu trách nhiệm tái sinh các con khủng long) và cũng là người tạo ra “Jurassic Park”, là một con người cực thông minh, có trí tưởng tượng phong phú và một chút tham vọng quá đà. Với sự ngông cuồng, Hammond coi công viên của mình là một kiệt tác sáng tạo và bất chấp những hậu quả có thể nảy sinh.

Mặc dù Robert Ford của “Westworld” có vẻ không mù quáng bởi những sáng tạo của mình (thực tế, ông ấy luôn biết rõ mình đang làm gì), ông ấy tỏ ra rất giống Hammond. Tương tự Hammond, Ford cũng muốn đi xa hết sức có thể trong công việc tạo ra “sự sống”. Đến đoạn cuối mùa 1, ông ta thừa nhận rằng sự chịu đựng đau khổ là chìa khóa để tạo ra ý thức cho các người máy.

Có những âm mưu khác: William hay “Người đàn ông mặc đồ đen” ở “Westworld” là một nhân vật hết sức bí ẩn, và có thể cho rằng anh ta đang có một tầm nhìn khác biệt so với ban quản lý của công viên miền viễn Tây giả tưởng. Trong vai trò là cổ đông lớn nhất và một vị khách thường xuyên của công viên, William đang muốn tìm ra những bí ẳn đằng sau tạo hóa của Robert Ford. Tương tự, Dennis của “Jurassic Park” cũng là nhân vật đại diện cho một âm mưu/mục đích khác: buôn lậu mẫu sinh vật khủng long. Nhìn qua, William có vẻ thông minh và nham hiểm hơn Dennis, nhưng cả hai đều là kiểu nhân vật mang tới đoạn kịch tính cho phim.

Không may cho các vị khách, những “tạo hóa” nổi loạn: “Westworld” cảnh bảo chúng ta rằng cái gì bắt đầu bằng bạo lực cũng sẽ kết thúc bằng bạo lực. Trong khi khám phá thế giới miền Tây hay đối diện với một con T-Rex có vẻ như rất thú vị và mang đến một lĩnh vực kinh doanh khủng, tác giả Crichton đều muốn nói lên một quan điểm rằng: Robot có thể chống lại con người, khủng long có thể nổi loạn, và thuần phục một sự sống mới khó khăn hơn nhiều những gì ta vẫn nghĩ.

Theo Hollywood

Top 10 video game "Castlevania" xuất sắc nhất mọi thời đại

    betterchoice