20 năm sau khi phim Ma trận ra rạp, nhiều nhà khoa học và triết gia vẫn nghĩ rằng con người đang sống trong một thế giới giả lập

Bảo Nam  Theo Trí Thức Trẻ | 23/08/2019 05:15 PM

Con người chúng ta có thể đang sống trong một thế giới giả lập khổng lồ, nơi các định luật vật lý hay khoa học cũng là thứ mà hệ thống này cung cấp.

Khi bộ phim "Ma trận" ra mắt cách đây 20 năm (1999), nhiều khán giả đã hoàn toàn không thể tin tưởng được đây chỉ là một bộ phim giải trí.

20 năm sau khi phim Ma trận ra rạp, nhiều nhà khoa học và triết gia vẫn nghĩ rằng con người đang sống trong một thế giới giả lập - Ảnh 1.

Nhân vật chính của bộ phim, Neo, phát hiện ra rằng thực tế mà anh ta nhận biết không có thật. Thay vào đó, thế giới của Neo là một thế giới giả lập rộng lớn, được phối hợp bởi AI siêu tiến hóa nhằm thu hoạch năng lượng của con người. Xuyên suốt bộ phim - và hai phần tiếp theo của nó, "The Matrix Reloaded" và "The Matrix Revolutions" - Neo chiến đấu với những robot này để giành quyền tự do cho loài người.

Và mới đây, hãng Warner Bros đã xác nhận rằng một phần tiếp theo đang trong tiến trình hoạt động, chuẩn bị bắt đầu sản xuất vào năm 2020. Trong bộ phim Ma trận thứ tư này, nhân vật chính sẽ vẫn là Neo và bối cảnh diễn ra trong cùng một vũ trụ.

Với người xem bình thường, những kỹ xảo hành động như né đạn, chống lại trọng lực có thể khiến họ mãn nhãn và thích thú. Nhưng mặt khác các khái niệm được đưa ra trong "Ma trận" ngay từ ban đầu vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay, trong cộng đồng khoa học.

Và theo một số nhà triết học, ý tưởng cho rằng chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập là hoàn toàn hợp lý.

Tỷ lệ chúng ta đang sống trong thực tế là một phần tỷ

Năm 2001, Nick Bostrom, một triết gia tại Đại học Oxford, đã đưa ra ý kiến rằng một siêu máy tính tiên tiến sẽ có khả năng chạy giả lập ở quy mô nhân loại. (Bostrum sau đó nói rằng ông đã không xem "Ma trận" trước khi xuất bản báo cáo này).

Bostrom cho biết máy tính này sẽ có khả năng thực hiện 10 42 phép tính mỗi giây và nó có thể mô phỏng toàn bộ lịch sử của loài người (bao gồm tất cả suy nghĩ, cảm xúc và ký ức của chúng ta) bằng cách sử dụng ít hơn một phần triệu công suất xử lý của nó chỉ trong một giây .

Theo logic này, toàn bộ nhân loại và toàn bộ vũ trụ vật lý của chúng ta chỉ là những mẩu dữ liệu được lưu trữ trong ổ cứng của một siêu máy tính khổng lồ. Ông kết luận: "Chúng ta gần như chắc chắn là những nhân vật sống trong một máy tính giả lập".

Khoảng 15 năm sau, Elon Musk lặp lại ý tưởng của Bostrum. Tại hội nghị Recode 2016, Musk nói rằng ông nghĩ "tỷ lệ cược mà chúng ta đang sống trong thực tế cơ bản là một phần tỷ".

20 năm sau khi phim Ma trận ra rạp, nhiều nhà khoa học và triết gia vẫn nghĩ rằng con người đang sống trong một thế giới giả lập - Ảnh 2.

Elon Musk nói rằng tương lai con người sẽ khó phân biệt được thế giới thực và ảo.

Hiện tại, Bostrum vẫn đang suy nghĩ và nói về mối quan hệ đầy rủi ro giữa con người và máy tính: Trong một bài phát biểu tại hội nghị TED năm nay, ông tiếp tục đưa ra thêm một ý tưởng đáng sợ nữa là loài người có thể tự hủy hoại bằng công nghệ do chính chúng ta tạo ra.

Ông đề xuất rằng có một cách để cứu con người khỏi chính mình rất đơn giản: Giám sát mọi thứ bằng AI.

Thực tế của chúng ta giống như một trò chơi video nhiều người cùng chơi khổng lồ

Rizwan Virk, một nhà khoa học máy tính và là tác giả của cuốn sách "Thuyết giả lập" nói rằng trên thực tế, có thể con người chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập. Virk tưởng tượng đây là "trò chơi điện tử của cuộc sống" mà ông gọi là "Siêu giả lập".

"Bạn có thể nghĩ về nó giống như một trò chơi video độ phân giải cao hoặc có độ trung thực cao, trong đó chúng ta đều là nhân vật", ông chia sẻ.

Virk, cũng là một nhà thiết kế trò chơi điện tử. Ông cho biết vũ trụ giống như trò chơi video mà chúng ta có thể đang sống - cái mà chúng ta không thể phân biệt được có phải thực tế hay không - phức tạp hơn nhiều so với các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi mà con người đang tạo ra, như World of Warcraft hay Fortnite.

Tất nhiên, ông thừa nhận rằng không ai có thể tin tưởng 100% rằng chúng ta đang sống trong giả lập, nhưng nói rằng "có rất nhiều bằng chứng chỉ ra theo hướng đó".

20 năm sau khi phim Ma trận ra rạp, nhiều nhà khoa học và triết gia vẫn nghĩ rằng con người đang sống trong một thế giới giả lập - Ảnh 3.

World of Warcraft, được sản xuất bởi Blizzard Entertainment, là một trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi, trong đó người chơi điều khiển nhân vật để khám phá và hoàn thành các nhiệm vụ mà hệ thống đưa ra.

Một số nhà nghiên cứu đang cố gắng kiểm tra lý thuyết của Bostrum

Kể từ khi báo cáo của Bostrum ra đời, các học giả đã cố gắng kiểm tra ý tưởng rằng có phải nhân loại đang sống trong một thế giới giả lập hay không.

Vào năm 2017, một nghiên cứu trên tạp chí Science Advances đã lập luận rằng một loại giả lập giới hạn không thể hoạt động do vấn đề phần cứng. Về cơ bản, các tác giả của nghiên cứu này nói rằng máy tính cổ điển không có đủ bộ nhớ để giả lập các kịch bản nhất định trong cuộc sống của chúng ta và lưu trữ thông tin.

Một nhóm các nhà vật lý cũng đã cố gắng giải quyết những câu hỏi này bằng cách nghiên cứu các tia vũ trụ. Các nhà vật lý giả lập không gian và các hạt hạ nguyên tử trong đó, sử dụng tọa độ trên một lưới. Sau đó, nhà vật lý hạt nhân Silas Beane và một số đồng nghiệp đã đề xuất trong một bài báo năm 2014 rằng có lẽ các giả lập hàng loạt mà chúng ta có thể sống trong đó sẽ sử dụng cùng một hệ tọa độ. Logic của họ là nếu các hạt nhất định - như các tia vũ trụ năng lượng cao - luôn thể hiện mức năng lượng tối đa, thì những hạn chế trong hành vi của chúng có thể là do các lưới bên dưới giả lập.

"Luôn luôn có khả năng mô phỏng để khám phá các trình giả lập", các tác giả cho biết.

Nhưng chúng ta có thể không bao giờ biết câu trả lời

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lập luận rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết liệu chúng ta có đang sống trong một thế giới giả lập hay không.

Marcelo Gleiser, một nhà vật lý và triết gia tại Đại học Dartmouth, nói với New Scienceist rằng cố gắng giải quyết câu hỏi của Bostrum dựa trên kiến ​​thức và khả năng công nghệ hiện tại của chúng ta là điều khá vô vọng. Đó là bởi vì nếu chúng ta thực sự đang sống trong thế giới giả lập, các nhà khoa học sẽ không có ý tưởng nào về các định luật vật lý trong "thế giới thực" bên ngoài. Họ cũng sẽ không biết những loại tính toán nào có thể xảy ra ngoài giới hạn giả lập này, theo Gleiser.

Vì vậy, tất cả mọi thứ mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết, về những gì có thể của sức mạnh tính toán hoặc các định luật vật lý có thể chỉ là một khía cạnh khác của thế giới giả lập.

"Nếu chúng ta thực sự là một các chương trình mô phỏng, thì đó sẽ là một khả năng hợp lý, rằng những gì chúng ta đo lường không thực sự là quy luật tự nhiên. Chúng là một loại quy luật nào đó mà hệ thống giả lập đưa ra", Silas Beane chia sẻ với tạp chí Discover.

Còn Bostrum vẫn tin chắc rằng chúng ta rất có thể vẫn đang trong một thế giới giả lập.

"Ở cấp độ meta, tôi chưa thực sự thấy bất kỳ sự phản đối có tính thuyết phục hay cố gắng bác bỏ nào", ông nói. "Vì vậy, sự vắng mặt của điều đó, tôi đoán, đã củng cố niềm tin của tôi rằng lý luận này nghe có vẻ hợp lý".

Tham khảo Business Insider