16 chi tiết mà bạn chưa chắc đã biết về hoạt hình 3D "Wreck-It Ralph"

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 15/07/2016 07:30 PM

Bộ phim hoạt hình “Wreck-It Ralph 2” dự kiến sẽ ra mắt ngày 9 tháng 3 năm 2018 theo như thông báo gần đây của hãng Disney.

Bộ phim hoạt hìnhWreck-It Ralph 2” dự kiến sẽ ra mắt ngày 9 tháng 3 năm 2018 theo như thông báo gần đây của hãng Disney. Cốt truyện của nó sẽ diễn ra 6 năm sau những sự kiện của phần phim đầu tiên, và sẽ tập trung vào hình trình phiêu lưu của Ralph trông thế giới internet rộng lớn. Nhân dịp này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một số sự thực vô cùng thú vị về bộ phim “Wreck-It Ralph” mà bạn chưa chắc đã biết.

1. Hai tháng đầu tiên của quá trình phát triển phim vốn tập trung vào Fix-It Felix Jr. làm nhân vật chính. Hơn nữa, dự án khởi nguồn trở thành “Wreck-it Ralph” vốn có tên gọi “High Score” trong năm 1980’ và “Joe Jump” trong năm 1990’.

2. DJ chơi nhạc ở bữa tiệc kỷ năm 30 thương hiệu Fix-It Felix Jr. có ngoại hình giống với Skrillex, một nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng người Mỹ. Bản thân Skrillex cũng có tham gia sáng tác âm nhạc cho bộ phim này.

3. Khẩu súng sử dụng trong trò “Hero’s Duty” có hiệu ứng âm thanh giống hết vũ khí laser trong cảnh mở màn của phim “Terminator 2: Judgment Day”, bởi Gary Rydstrom là nhà thiết kế âm thanh cho cả hai bộ phim.

4. Khi Ralph đập vỡ chiếc bánh ở bữa tiệc Fix-It Felix Jr, hình ảnh bánh vỡ tung tóe lên tường tạo thành hình quái vật ngoài hành tinh trong video game “Space Invaders”.

5. Khi Ralph tìm kiếm huân chương ở chỗ Tapper, anh ta có lôi ra một chiếc nấm trong “Super Mario Bros.” và một dấu “!” trong “Metal Gear Solid”.

6. Trong buổi họp mặt kẻ xấu, nhân vật “Cyborg” đã sử dụng chiêu thức fatality móc tim của nhân vật Kano trong “Mortal Kombat”. Đồng thời, ngoại hình của “Cyborg” cũng rất giống với Kano.

7. Một vài kẻ xấu xuất hiện ở cuộc họp bao gồm M.Bison và Zangief của “Street Fighter”, Dr. Robotnik của “Sonic the Hedgehog”, và Bowser của “Super Mario Bros.”.

8. Chữ graffiti ở Game Central Station đọc là “Aerith Lives” và “All your base are belong to us”, gợi nhớ tới video game “Final Fantasy VII” và “Zero Wing”.

9. Thiết kế của Game Central Station được dựa theo “Grand Central Station” ở thành phố New York.

10. Trong cảnh tua nhanh thời gian ở đoạn đầu phim, hình ảnh Vanellope có thể thấy ở trên nắp thùng game “Sugar Rush” ở phía tay phải. Đây chính là gợi ý ban đầu về nút thắt cốt truyện của phim.

11. Điểm số cao nhất ở trò chơi Fix-It Felix Jr. là 120501, gợi nhớ tới ngày sinh nhật của chính ông Walt Disney, ngày 5 tháng 12 năm 1901.

12. Ralph và Vanellope chỉ có 60 giây để hoàn thành mini-game ở “Baking Factory” nhưng toàn bộ cảnh đó mất tới 73 giây thời lượng thực của phim.

13. Beard Papa, một linh vật cho chuỗi cửa hàng bánh kem nổi tiếng Nhật Bản có cùng tên gọi, là nhân viên bảo vệ ở “Baking Factory”.

14. Hai nhân viên cảnh sát có hình bánh donut, phục vụ Vua Candy có tên là Wynnchel và Duncan, gợi nhớ tới hai chuỗi cửa hàng bánh donut nổi tiếng là Winchell’s Donut House và Dunkin’ Donuts.

15. Cảnh binh lính Oreo Cookie duyệt binh ở bên ngoài lâu đài Vua Candy gợi nhớ tới cảnh lính gác trong phim “The Wizard of Oz”.

16. Giọng nói và thiết kế diện mạo của Vua Candy được dựa theo Ed Wynn, một nghệ sĩ hài kịch và lồng tiếng nổi tiếng.

Theo Hollywood

5 siêu anh hùng có lẽ không bao giờ được lên phim bom tấn hay TV