15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.1)

Nicolas  - Theo Helino | 20/07/2018 11:28 AM

Làm cách nào bạn có thể trở thành Vua Trò Chơi nếu bạn sử dụng những lá bài bị lỗi? Có vẻ những nhà thiết kế của Yu-Gi-Oh! đã quá cẩu thả rồi.

Đôi khi những dòng chữ trên các thẻ Yu-Gi-Oh! mà bạn mua được từ cửa hàng sẽ mắc phải vài lỗi sai nào đó. Điều này là do sự khác biệt khi chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Anh. Nếu đang sở hữu những thẻ bài như vậy bạn hoàn toàn có thể đổi lấy một thẻ khác miễn phí, nhưng chỉ những kẻ ngốc mới làm vậy. Những thẻ lỗi hiếm hoi này có khi còn có giá trị cao hơn nhiều những thẻ bài hiếm nhất trong game.

Chúng ta sẽ cùng điểm lại tại đây 15 thẻ bài lỗi của Yu-Gi-Oh!

1. Counter Counter không có hiệu lực

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.1) - Ảnh 1.

Thẻ Counter Counter có một biểu tượng đặc biệt đằng sau tên mình trông giống như một mũi tên xoắn, đặc trưng của Counter Trap. Sự khác biệt giữa thẻ Counter Trap với Trap thường nằm ở chỗ Counter Trap luôn đi trước. Một thẻ Counter Trap chỉ có thể bị tấn công bởi một Counter Trap khác. Lí do Counter Trap là những thẻ bài ngon nghẻ nhất trong game chính là ở điều này.

Counter Counter là một Counter Trap được thiết kế đặc biệt để tiêu hủy những thẻ Counter Trap khác. Lần in ấn đầu của Counter Counter trong Evolution Evolution không có biểu tượng Counter Trap, điều đó có nghĩa là nó không thể hoạt động theo đúng nguyên tắc của thẻ bài, vì nó không có khả năng ảnh hưởng đến các Counter Traps khác. Kẻ nào gây ra lỗi sai này xứng đáng phải bị sa thải.

2. Kinetic Soldier

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.1) - Ảnh 2.

Góc trên cùng bên phải của mỗi thẻ bài Yu-Gi-Oh! có một vòng tròn cho biết thuộc tính của sinh vật. Nó có thể là một trong sáu hệ - Earth, Fire, Wind, Water, Light, và Dark. Phiên bản Kinetic Soldier Monster Card của Champion Pack: Game Four đã bị in sai thuộc tính. Các Kinetic Soldier phải là quái vật thuộc tính Earth, nhưng phiên bản này đã biến chúng thành quái vật thuộc tính Light.

3. Phiên bản tiếng Hàn của Neos Wiseman

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.1) - Ảnh 3.

Rất dễ dàng để phân biệt các loại thẻ Yu-Gi-Oh! vì mỗi loại thẻ lại được đặc trưng bằng một màu sắc riêng. Những bộ Yu-Gi-Oh! đầu sử dụng thẻ màu vàng cho quái thường, màu cam cho Effect Monster, xanh dương cho Ritual Monster, màu violet cho Fusion Monster, màu tím cho Trap Card và xanh lục cho Spell Card. Những bộ sau có thêm các loại thẻ mới với màu sắc riêng, như thẻ màu trắng cho Synchro Monster, màu đen cho Xyz Monster, và xanh đậm cho Link Monster.

Phiên bản tiếng Hàn của Neos Wiseman là một trong số ít thẻ Yu-Gi-Oh! từng bị in sai màu. Neos Wiseman đáng lẽ màu cam, vì nó là một Effect Monster. Nhưng phiên bản tiếng Hàn của Neos Wiseman được in với nền màu tím violet, làm cho nó trông giống như một Monster Fusion.

4. Cuốn sách mà không có bút

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.1) - Ảnh 4.

4Kids Entertainment đã nhiều lần chỉnh sửa Yu-Gi-Oh! trước khi anime này được phép phát sóng tại Mĩ. Game Yu-Gi-Oh! cũng không thoát khỏi số phận tương tự để lược bớt những chi tiết bạo lực thiếu phù hợp và mang hình tượng tôn giáo. Càng về sau này, việc này càng diễn ra ít hơn do các nhà sản xuất Yu-Gi-Oh! hiểu được rằng họ đang tạo ra một sản phẩm tiếp cận khán giả quốc tế. Có lẽ đó là lý do chiếc bút lông đã biến mất khỏi Book of Secret Arts.

5. Một nguyên liệu triệu hồi không tồn tại chỉ vì dịch sai

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.1) - Ảnh 5.

Để triệu hồi một Fusion Monster, bạn cần hai (hoặc hơn) sinh vật được liệt kê trên thẻ và một bùa hiệu ứng (thường là Polymerization) cho phép bạn thực hiện phản ứng tổng hợp. Có một vấn đề phát sinh với thẻ Elemental HERO Wildedge, một trong những quái vật cần thiết để triệu hồi anh ta lại không tồn tại.

Phiên bản Elemental HERO Wildedge xuất hiện trong Duelist Pack: Jaden Yuki 2 cần có Elemental HERO Edgeman. Nhưng không có thẻ nào như vậy cả. Vì một lý do nào đó, bản dịch tiếng Anh Elemental Hero Bladedge được in trên thẻ, thay vì Edgeman.

6. Exodia không phân biệt được sự khác nhau giữa you với your

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.1) - Ảnh 6.

Exodia the Forbidden One là một trong những lá bài mang tính biểu tượng nhất trong Yu-Gi-Oh!. Đây là một trong số ít quái vật trong game đưa ra một điều kiện chiến thắng thay thế và vẫn xuất hiện trong các cỗ bài cho đến ngày nay.

Phiên bản Exodia the Forbidden One xuất hiện trong Master Collection Volume 1 đã mắc một lỗi sai cơ bản. Nó viết rằng "in addition to this card in you hand" thay vì phải là "in addition to this card in your hand".

7. Khung name box lộn xộn

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.1) - Ảnh 7.

Không phải mọi lỗi chính tả và in ấn đều do lỗi của người thiết kế. Những thẻ bài thành ra thế này nhiều khi cũng chỉ vì hết chỗ để viết tên thôi mà. Tên thẻ bị đẩy xuống phần đáng ra ghi phân loại thẻ, trong khi phần tên thẻ thì lại bị bỏ trống.