- Theo Helino | 08/06/2018 05:19 PM
Ý tưởng hồi sinh những con vật thời tiền sử này, nhét chúng vào một khu công viên công nghệ cao để người ta ngắm nghía đã trở thành hiện thực qua bàn tay của đạo diễn tài ba Steven Spielberg. Series 3 phần đầu có ảnh hưởng lớn tới mức mà sau này, số lượng sinh viên đăng ký vào chuyên ngành khảo cổ học tăng đột biến. Dù không muốn thừa nhận nhưng ngay cả Jurassic World (các phần phim nối tiếp) thời gian gần đây cũng chưa thể đem tới cảm giác phấn khích tột độ như tiền bối năm xưa.
1. Theo NASA, Jurassic Park (1993) đứng thứ 7 trong những bộ phim có tính chính xác nhất về mặt khoa học
Hiểu đơn giản là đến cả các nhà khoa học gia có chỉ số thông minh cao nhất thế giới cũng phải thừa nhận mức độ chân thật trong bộ phim.
2. Trong cảnh quay con T-Rex phá vỡ tấm kính che của chiếc Ford Explorer, những tiếng la hét là hoàn toàn thật (chứ không phải diễn)
Theo kịch bản gốc thì tấm kính này đáng lẽ không bị rớt ra đâu, chỉ tại bộ phận hậu cần làm ăn hơi… cẩu thả tí thôi mà làm cho 2 diễn viên nhí của chúng ta hết hồn.
3. Hệ thống máy tính tưởng chừng “ảo lòi” trong phim thực ra là có thật
Cái hệ thống “File System Navigator”, viết tắt là “fsn” (hệ thống truy cập dữ liệu) trong phim này thực chất là đã được làm ra ở ngoài đời. Phần giao diện nhìn hơi hư cấu kia chẳng qua là do nó chưa được hoàn thiện hết mà thôi.
4. Tiếng gầm của con T-Rex trong phim được thu âm từ…
Một tổ hợp của những thứ tiếng sau đây: Tiếng kêu của một con voi con, tiếng gầm của một con hổ và tiếng từ thành miệng một con cá sấu. Thêm vào đó, hơi thở của nó được thu âm từ tiếng của một con cá voi. Thật là quá kỳ công mới tạo ra được những thứ làm sởn gai ốc người xem đến vậy.
Tiếng gầm của chú Khủng Long T-Rex
5. Vẫn chỉ là một chú T-Rex “cute” đã đi cùng series phim từ đầu chí cuối
Cả series phim này chỉ có một chú T-Rex duy nhất mà thôi. Và nó vẫn sống sót từ đó đến giờ luôn đấy. Những vết sẹo bên cạnh hông nó chính là do lần đầu tiên “oánh nhau” với đám Velociraptor (trong phần phim đầu tiên).
6. Họ đã mất tới 6 tiếng đồng hồ chỉ để quay một cảnh quay
Vì cảnh quay này đòi hỏi một góc nhìn rộng, toàn bộ thân thể của chú T-Rex sẽ được lộ diện hoàn toàn. Thế nên, việc điều khiển bức tượng khổng lồ này di chuyển không phải đơn giản. Thêm vào đó, việc “tắm mưa” cũng khiến cho lớp da bên ngoài lộ rõ những khuyết điểm. Bởi như bạn thấy, nó trông rất thô và dường như còn chẳng bám nước chút nào.
7. Tiếng kêu đầy ám ảnh của con Velociraptor lại là sự kết hợp giữa tiếng của con cá heo và con hải mã
Một sự kết hợp có thể nói là khá đáng yêu chứ không hề đáng sợ cho lắm.
8. Năm 1990, đoàn làm phim Jurassic Park đã thiết kế một khuôn mẫu đúng tỷ lệ thật của con Raptor để trưng bày
Và đến năm 1991 thì người ta tìm thấy một bộ xương cao 5.5 feet của con Raptor thật ở Utah. Sau này, người ta còn lấy tên của Spielberg để đặt cho bộ xương ấy như một cách khá lạ lẫm để tôn vinh ông.
9. Nhà cổ sinh vật học từng đưa lời khuyên cho đoàn làm phim hiện nay đang cố gắng thực hiện thí nghiệm tiến hóa lùi từ loài gà thành khủng long?
Jack Horner là một nhà cổ sinh vật học khá nổi tiếng tại Mỹ. Ngay bây giờ, ông ta đang cố gắng trích xuất DNA của loài gà và đảo ngược quá trình để tạo ra DNA của loài khủng long…
10. Velociraptor của ngày xưa và bây giờ
Ngày xưa thì họ phải làm ra cả một mô hình rồi sẽ có người cầm và mô phỏng chuyển động. Còn giờ thì nhìn xem, toàn là người thật hết rồi.
Velociraptor của ngày xưa...
... và bây giờ
11. Răng khủng long được rải rác ở phim trường để thêm tính chân thật
Cũng theo ông Jack Horner, loài khủng long có thể tự thay răng khi đến đúng thời điểm trong đời. Vì thế, họ bỏ thêm một số chiếc răng thật để các khán giả tinh mắt để ý.
12. “Jurassic World” đã phá vỡ kỷ lục của “The Avengers” và “Harry Porter and the Deadly Hallows Part 2” với mở màn thành công nhất từ trước tới nay
Chỉ tính riêng ở thị trường Mỹ, bộ phim đã thu về 208.8 triệu $. Có thể thấy, sức ảnh hưởng của Jurassic Park năm xưa quá ghê gớm. Nó đã trở thành một thứ văn hóa riêng giống như loạt phim về Star Wars vậy.
Nguồn: Tổng hợp