- Theo Trí Thức Trẻ | 28/02/2017 04:24 PM
Sau những giờ làm việc căng thẳng, những bon chen tấp nập để mưu sinh trong đời thực, chúng ta tìm đến với video game như một sự giải thoát tạm thời. Ở đó, ta có thể trở thành một quân nhân liều lĩnh nhảy vào làn mưa đạn tiêu diệt lô cốt địch, hay một chiến binh diệt rồng băng qua những đỉnh núi tuyết hiểm trở nhất.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thực tế ảo và điều khiển cảm ứng, những trải nghiệm trong game đang dần trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, phép màu của công nghệ cũng có những giới hạn nhất định. Không thể tránh khỏi những sai lầm hài hước trong game khiến người chơi “bàng hoàng” nhận ra rằng: “Đây cũng chỉ là ảo mà thôi!”
Dưới đây là phần còn lại của 12 yếu tố “hư cấu” nhất của thế giới game mà đại đa số người chơi đã từng gặp phải:
7. Hai chân đầy đủ, không nhảy được
Bạn có một đôi chân hoàn toàn khỏe mạnh, có thể mang theo 100 cân vũ khí trên người, leo thang mà không cần chạm vào chúng, và chạy như gió kể cả sau khi dính 1,000 phát đạn, ấy vậy mà bạn không thể nhảy lên một bề mặt chỉ cao hơn nơi mình đang đứng có vài phân được! Mặc dù ngày nay, yếu tố chuyển động này không phải lúc nào cũng cần thiết trong game, song nó cũng khiến người chơi cảm thấy có một sự “hư cấu” không hề nhẹ. Điểm hình nhất có kể thể đến những sản phẩm thuộc thương hiệu “Pokémon” khi hành trình phiêu lưu kỳ thú của người chơi vẫn thường bị chặn đứng bởi một bụi cỏ hoặc một hòn đá bé xíu chắn giữa đường đi.
8. Hiệu ứng vật lý và sự tương tác chân thực
Thời nay, hiệu ứng vật lý trong video game hiện đại đã có nhiều sự tiến bộ nhưng để mô phỏng chính xác sự tương tác của con người với môi trường xung quanh, hay khi bị một vật thể bắn vào người thì vẫn thực sự đủ thuyết phục. Ngay cả hiệu ứng “rag-doll” được sáng chế để giúp nhân vật có cử động tương tự với một xác chết thông thường cũng phải gọi là hết sức hài hước, mang lại cảm giác là một xác chết sẽ luôn nhẹ như bông bất kể nhân vật ta đang nhìn thấy là một kẻ to lớn vật vã.
Một trường hợp hài hước thường thấy khác ở hiệu ứng vật lý và sự tương tác là bất kể bạn đâm đối thủ ở cự ly gần, bắn chúng bằng một khẩu súng lục hay phóng cả quả tên lửa vào người, khi chết kẻ địch của bạn đều ngã nhào ra theo một khuôn mẫu nhất định hết lần này đến lần khác. Không tin ư? Bạn hãy cứ thử trải nghiệm “GTA 3” mà xem, đảm bảo là người nào khi chết cũng có dáng bộ y hệt nhau.
9. Tải chuyển cảnh quá lâu
Cuối cùng bạn cũng đã vượt qua tất cả mọi thử thách để gặp được trùm cuối sau 5 tiếng đồng hồ ngồi “cày” liên tục, để rồi sau khi đạp cánh cửa đó xuống, bạn gặp phải kẻ thù lớn nhất của mình: màn hình chờ chuyển cảnh! Đây là điều không thể tránh khỏi, bởi game có rất nhiều yếu tố phải tải và xử lý trước khi hiển thị hình ảnh. Thế nhưng nếu phải chờ đợi quá lâu, sự hưng phấn của người chơi chắc chắn sẽ giảm đi không ít và có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trải nghiệm, dễ người người chơi nóng giật mà bỏ luôn giữa chừng.
10. Quá nhiều đoạn cắt cảnh và kịch bản sắp đặt
Battlefield 4, scripted sequence, car chase, crash
Nếu là fan của những dòng game đình đám như “Metal Gear Solid”, “Battlefield” hay “Assasin’s Creed”, có lẽ bạn không còn lạ gì với yếu tố này nữa. Nhiều khi bạn cảm thấy không rõ sự điều khiển của mình có thực sự ảnh hưởng đến diễn biến cốt truyện hay không, khi mà những cảnh cắt cứ liên tục xuất hiện giữa màn chơi của bạn theo sự sắp xếp của nhà phát triển. Tất nhiên, chúng ta hiểu rằng những đoạn cắt cảnh sẽ giúp diễn biến cốt truyện trở nên rõ ràng và mang tính chất điện ảnh nhiều hơn, nhưng nếu khi các đoạn cắt cảnh còn dài hơn cả đoạn chơi thực thì đó sẽ là một vấn đề không nhỏ đâu.
11. Chuyển cảnh không thống nhất
Halo Combat Evolved PC The Flood Cutscene
Điều này tiếp tục là một nghịch lý bởi những cảnh được sắp đặt cố định theo kịch bản, kiểu như rõ ràng bạn đang cầm trên tay một con giáo, thế nhưng đến khi mở cửa và bắt đầu bước vào một đoạn cắt cảnh, bạn lại thấy nhân vật hồn nhiên cầm trên tay một khẩu súng khác biệt theo đúng tiêu chuẩn. Còn những kẻ địch mà bạn vừa hạ ngay dưới chân thì sao, chúng cũng bốc hơi không dấu vết luôn. Đây là điều khá phổ biến trong những tựa game bắn súng như “Halo” hay “Splinter Cell: Black List”, khiến người chơi có cảm giác thiếu chân thực hơn hẳn. Hiện tượng này phải nói là rất phổ biến kể cả ở những tựa game thế hệ mới, và chỉ một số ít chú tâm tới tiểu tiết nhỏ bé nhưng lại thú vị này.
12. Những cánh cửa điên rồ
Trong game, những cánh cửa không hoạt động theo cách đơn giản giống như ngoài đời. Một khi đã bước qua, cánh cửa đó có thể sẽ đóng lại vĩnh viễn, mặc dù chúng được làm từ… gỗ, và không có ổ khóa nào cả. Ở nhiều game, bạn có thể lợi dụng việc chạy qua cửa rồi bước sang một đoạn chuyển màn hình để lẩn tránh kẻ thù, nhưng đôi khi dù bạn đã tiêu diệt hết kẻ địch để bước qua cánh cửa đó rồi, song đến lúc quay lại, lũ quái vật kia đã được tự động hồi sinh và chờ sẵn ở đó để trả thù bạn.
Mặc dù những hạt sạn hơi to này không thực sự phá hỏng hoàn toàn tính giải trí của một tựa game, một vài yếu tố thậm chí còn khá hữu dụng với người chơi. Nhưng suy cho cùng, chúng là lời nhắc nhở chúng ta rằng đây mình chỉ đang sống trong một thế giới ảo mà thôi!
Theo Cheatsheet