10 sự thực kỳ thú không phải ai cũng biết về thế giới điện ảnh (P8)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/06/2016 05:00 PM

“101 Dalmations” và “Peter Pan” là hai bộ phim hoạt hình Disney duy nhất có gia đình mà cả hai người cha mẹ đều xuất hiện và không bị chết trong suốt quá trình phim.

Mỹ là đất nước có nền công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới với giá trị hàng chục tỷ USD mỗi năm. Các bộ phim của họ thường được đầu tư sản xuất rất lớn và tự do khám phá nhiều dạng đề tài khác nhau, từ tiểu sử chân thực, trung cổ thần bí, khoa học viễn tưởng hay cả những bộ phim hoạt hình cổ tích, nhằm phục vụ cho sở thích của nhiều tầng lớp khán giả khác nhau. Tất nhiên đằng sau mỗi bộ phim đều có những chi tiết hậu trường thú vị mà không phải ai cũng nắm rõ, và sau đây là 10 sự thực thú vị như thế:

1. Trong phim “Love Actually”, từ “actually” đã được nói ra 22 lần bởi các nhân vật khác nhau trong suốt quá trình phim.

2. Hơn 1,400 nữ diễn viên đã được phỏng vấn để vào vai Scarlett O’Hara trong bộ phim kinh điển “Gone With The Wind” năm 1939.

3. Phim “Braveheart” đã sử dụng quân đội dự bị của Ireland để vào những vai phụ bởi đạo diễn/diễn viên chính Mel Gibson nghĩ rằng họ có dáng vẻ thuyết phục để làm những binh lính hơn.

4. “101 Dalmations” và “Peter Pan” là hai bộ phim hoạt hình Disney duy nhất có gia đình mà cả hai người cha mẹ đều xuất hiện và không bị chết trong suốt quá trình phim.

5. Tư liệu gốc của bộ phim “Apocalypse Now” bao gồm 381,000 mét phim, tương đương với thời lượng hơn 230 giờ.

6. Trong phim “The Abyss”, hầu hết những cảnh quay xa của tàu ngầm đều là mô hình trong làn khói chứ không phải nước thật. Các bong bóng nước ở phiên bản phim cuối cùng đều thực hện bằng hoạt hình và đưa vào sau đó.

7. Bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử giải thưởng Oscar cho hạng mục “Phim Xuất Sắc Nhất” là “Beauty and the Beast” của Disney trong năm 1991.

8. “Casino Royale” là bộ phim James Bond đầu tiên được phê duyệt để trình chiếu chính thức ở Trung Quốc.

9. “King Kong” năm 1933 là bộ phim ưa thích của Adolf Hitler.

10. Trong phim “The Da Vinci Code”, nhà xuất bản của nhân vật chính Robert Langdon có tên là Jonas Faukman. Thực tế, Jonas Faukman là một phép chơi chữ của tên nhà xuất bản ngoài đời của tác giả Dan Brown, vốn có tên Jason Kaufman.

8 sự kiện "crossover" vĩ đại nhất trong lịch sử DC và Marvel Comics (P2)