10 sự thay đổi tích cực mà Riot Games đã mang đến cho LMHT (Phần 1)

Loris CarryUs  - Theo Helino | 30/08/2018 11:30 PM

Dù LMHT có thực sự "xuống dốc" hay không, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận những thay đổi tích cực mà Riot Games đã mang lại cho LMHT này trong nhiều năm qua.

10. Mở rộng quy mô của các giải đấu esports

Khi các giải đấu LCS bắt đầu, chúng chưa bao giờ được tổ chức tại những Nhà thi đấu, sân vận động hay hội trường với quy mô lớn. Thậm chí, cái gọi là "Chung kết thế giới mùa 1" cũng chỉ là một giải đấu LAN được tổ chức tại một khu vực nhỏ thuộc triển lãm Dreamhack Summer vào năm 2011.

Trải qua 7 mùa giải, giờ đây các giải đấu esports LMHT đã được nâng tầm với quy mô ngày một lớn. Địa điểm tổ chức của những sự kiện Quốc tế như MSI, Rift Rivals đều được diễn ra ở những Nhà thi đấu với sức chứa hàng ngàn người.

10 sự thay đổi tích cực mà Riot Games đã mang đến cho LMHT (Phần 1) - Ảnh 1.

Còn đối với CKTG, chúng ta đã được chứng kiến mùa giải 2017 được diễn ra tại Sân vận động Tổ chim - SVĐ tiêu chuẩn Olympic của Trung Quốc, và năm nay sẽ tiếp tục là SVĐ Incheon Munhak - Một SVĐ thể thao danh tiếng của Hàn Quốc, nơi đã diễn ra Đại hội thể thao châu Á - Asian Games 2014.

9. Bổ sung tiền thưởng cho CKTG từ doanh thu bán trang phục

Riot Games đã từng bị chỉ trích vì không bắt kịp xu thế hiện tại của Esports, với việc số tiền thưởng tại CKTG thua xa so với tầm ảnh hưởng của LMHT, nhưng cha đẻ của tựa game này lại tỏ ra lưỡng lự trước ý tưởng "lấy tiền bán Skin làm tiền thưởng cho CKTG".

Chỉ cho đến 2 mùa giải gần nhất là CKTG 2016 và 2017, chính xác này mới được áp dụng, với việc sử dụng một phần doanh thu khi bán trang phục Quán quân để bổ sung vào quỹ tiền thưởng cho CKTG.

10 sự thay đổi tích cực mà Riot Games đã mang đến cho LMHT (Phần 1) - Ảnh 2.

Tuy nhiên thì có vẫn còn hơn không, với việc trích 25% từ tiền bán trang phục Zed Quán Quân và Ashe Quán Quân, Riot Games đã bổ sung được 2.130.000 USD tiền thưởng cho CKTG mùa 6 (tổng tiền thưởng là 5.070.000 USD) và 2.250.000 USD cho CKTG mùa 7 (tổng tiền thưởng là 4.946.970 USD).

Mặc dù vậy, số tiền thưởng này vẫn chưa thấm vào đâu khi đem so sánh với tổng tiền thưởng một mùa TI của "đại kình địch" Dota 2, chính vì vậy mà Riot Games đang bị cộng đồng game thủ thúc giục việc ra mắt các gói vật phẩm tương tự Battle Pass để gia tăng số tiền thưởng thông qua sự đóng góp từ cộng đồng.

8. Vinh danh những người chơi xuất sắc nhất

Danh hiệu MVP dành cho những người chơi xuất sắc sau mỗi mùa giải là một sự sáng tạo của Riot Games trong lĩnh vực thể thao điện tử.

Thông thường thì trong đa phần những bộ môn Esports khác, các nhà tổ chức luôn đề cao yếu tố tập thể và khi một đội tuyển thi đấu tốt, vinh quang sẽ được san sẻ cho tất cả các thành viên. Tuy nhiên Riot thì không nghĩ như vậy.

10 sự thay đổi tích cực mà Riot Games đã mang đến cho LMHT (Phần 1) - Ảnh 3.

Danh hiệu MVP là một thước đo để đánh giá sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của một tuyển thủ LMHT, không chỉ với đội tuyển của anh ta, mà còn đối với khu vực. Nó giúp mỗi giải đấu trong từng khu vực xây dựng những thương hiệu riêng và tạo nên sức hấp dẫn với cộng đồng fan hâm mộ trên toàn thế giới.

Chẳng hạn như khi nhắc đến Hàn Quốc, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới Faker, hay ở EU trước đây là xPeke và hiện tại là Rekkles, NA thì không còn cái tên nào khác ngoài Bjergsen, người đã dành tới 4 danh hiệu MVP của NA LCS.

7. Tạo ra giải đấu Mid Season Invitational (MSI)

Trước năm 2015, một trong những khiếm khuyết lớn nhất trong hệ thống giải đấu LMHT chính là thiếu đi sự tương tác giữa các khu vực.

Trong suốt một mùa giải kéo dài 9 tháng, chỉ có duy nhất Chung kết thế giới là nơi mà các đội tuyển mạnh của mỗi khu vực hội tụ và so tài cùng nhau. Còn phần lớn thời gian trong năm, họ sẽ chỉ quanh quẩn với các giải đấu trong nước hoặc trong khu vực.

Sự thiếu tương tác này khiến cho khoảng cách trình độ giữa các khu vực không được đối chiếu một cách thường xuyên, và nó làm cho hệ thống giải đấu của LMHT trở nên thiếu hấp dẫn.

10 sự thay đổi tích cực mà Riot Games đã mang đến cho LMHT (Phần 1) - Ảnh 4.

Vào năm 2015, giải đấu Mid Season Invitational được tổ chức lần đầu tiên như một cầu nối thứ 2 mang tới cuộc so tài giữa các đội tuyển hàng đầu ngay trong giai đoạn giữa mùa giải (kết thúc giải đấu mùa xuân).

Đáng chú ý hơn nữa, giải đấu này còn tạo nhiều cơ hội để những đội tuyển thuộc có thứ hạng thấp thuộc 5 giải đấu hàng đầu (LCK, LPL, LMS, NA LCS và EU LCS), hoặc những đội tuyển Wild-card có thêm nhiều cơ hội để giao lưu trong một sự kiện giải đấu quốc tế.

6. Bổ sung thể thức BO2 và BO3 tại các trận đấu vòng bảng của 1 số khu vực

Trong lịch sử các giải đấu của LMHT, đã có khá nhiều sự phàn nàn từ người chơi về thể thức thi đấu BO1 trong giai đoạn vòng bảng của các giải đấu khu vực: Chúng kết thúc quá chóng vánh và không thực sự tạo được cảm xúc cho người chơi.

Còn đối với các tuyển thủ, việc chỉ thi đấu 1 ván duy nhất để phân định thắng thua sẽ khiến cho một trong 2 đội tuyển mặc định gặp phải bất lợi (thường là đội đỏ).

10 sự thay đổi tích cực mà Riot Games đã mang đến cho LMHT (Phần 1) - Ảnh 5.

Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến tính khách quan và cân bằng của trận đấu, thông thường thì đội đỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận hang Baron, cũng như tầm nhìn của họ trong giai đoạn đi đường thường bị hạn chế do góc nhìn camera.

Việc đưa thể thức BO3 vào các trận đấu vòng bảng luôn đảm bảo một sự cân bằng nhất định, trong khi BO2 thì không được đánh giá cao bởi khán giả cũng không hứng thú với việc một trận đấu kết thúc có tỉ số hòa.

Còn tiếp...