- Theo Trí Thức Trẻ | 26/03/2017 11:45 PM
Trong khi PC và console vẫn là hai phạm trù riêng biệt của ngành công nghiệp game với những thể loại độc quyền dành riêng cho một trong hai nền tảng cơ bản này, chúng ta vẫn có không ít những sản phẩm được phát hành cho hai nền tảng đồng lúc. Thậm chí nhìn lại lịch sử, chúng ta còn phát hiện ra rằng có một số game PC huyền thoại, những game đã có công tạo ra một tiêu chuẩn và có ảnh hương cho tới tận ngày nay, cũng đã từng bước “thầm lặng” bước chân lên console. Nhưng vì nhiều lí do khác nhau mà các phiên bản chuyển lên console của chúng không hề đạt được thành công như bản gốc PC và sau đây là 10 cái tên rất điển hình.
Deus Ex: The Conspiracy (PS2/2002)
Ra mắt sau phiên bản gốc trên PC những hai năm, “Deus Ex: The Conspiracy” đã không tạo ra được sức ảnh hưởng trên PS2. Mặc dù bản này có một số điểm cải tiến trên phương diện đồ họa, nhưng bù lại thì nó cũng gặp một số vấn đề như khiến tốc độ chơi trở nên chậm hơn một chút, giao diện UI xấu xí.
StarCraft 64 (N64/2000)
Dù cho thế nào đi nữa, có một sự thật khắc nhiệt rằng một game RTS trên console sẽ không thể nào thoải mái và lôi cuốn bằng PC bởi sự khó khăn trong thao tác điều khiển. Và đối với một game như “StarCraft”, người chơi trên Nintendo 64 sẽ không thể nào cảm nhận hết sự biến hóa của game vì sự hạn chế của thiết bị tay cầm, đó là chưa kể đến sự “xuống cấp” ở mọi phương diện khác.
Half-Life (PS2/2001)
Xây dựng dựa trên một phiên bản Dreamcast đã bị hủy bỏ, phiên bản PS2 của “Half-Life” thực tế có coi là một phiên bản “siêu cấp” của game gốc. Nó có mô hình nhân vật được cải thiện đáng kể, các màn chơi được mở rộng hơn, các lỗi được sửa, và cả cách thức điều khiển FPS cũng được thay đổi trở nên hấp dẫn hơn. Thậm chí phiên bản này còn có một nội dung co-op độc quyền mang tên “Half-Life: Decay”.
Civilization (Super Nintendo/1994)
Tương tự như trường của “StarCraft 64”, các game PC chiến thuật thường gặp rất nhiều vấn đề khi được đưa lên console cho dù về cơ bản là vẫn giữ được nội dung gameplay nguyên gốc. Tuy nhiên phiên bản “Civilization” trên SNES lại có những sự thay đổi thú vị khác để bù đắp ví như một đoạn cốt truyện mở màn mới, hay ảnh chân dụng của các vị lãnh đạo sửa đổi.
Quake 3 Arena (Dreamcast/2000)
Đây có thể được coi là một bản chuyển từ PC lên console tuyệt vời khi “Quake 3 Arena” dành cho Dreamcast có thể mang lại một trải nghiệm vui chẳng kém nguyên bản. Có được đồ họa mượt mà, cơ chế gameplay tốc độ, hỗ trộ chơi co-op chia đôi màn hình hoặc chơi online, “Quake 3 Arena” đã tạo nên một cộng đồng người chơi khá trung thành.
EverQuest Online Adventures (PS2/2003)
Khá bất ngờ khi một MMO như “EverQuest Online Adventures” lại có tuổi thọ kéo dài đến 9 năm từ 2003 - 2012 trên console. Thay vì là một bản chuyển lên console y nguyên, đội ngũ phát triển đã có những sự thay đổi nhất định về mặt nội dung cốt truyện nhiệm vụ, biến đây trở thành một bản prequel với câu chuyện diễn ra từ 500 năm trước.
Diablo (PS1/1998)
Thay vì được phát hành bởi Blizzard, Electronic Arts mới là người chịu trách nhiệm cho phiên bản “Diablo” trên PS1. Rất tiếc rằng phiên bản này có chất lượng kém hơn bản gốc rõ ràng bởi những lí do như thiếu phần chơi online (chỉ hỗ trợ tối đa 2 người chơi trên console), thời gian tải dữ liệu qua cảnh lâu, và thêm một chuyện phiền phức là dữ liệu lưu quá tốn đến 2/3 chỗ trống thẻ nhớ PS1.
SimCity (Super Nintendo/1991)
Nintendo đã biến “SimCity” trở thành một sản phẩm của riêng mình khi thay đổi từ phong cách thiết kế hình ảnh cho tới âm tjhanh và bổ sung thêm hẳn một nhân vật cố vấn dễ mến là Dr. Wright. Về cơ bản, phiên bản “SimCity” này có cách chơi tương tự nguyên bản và có đưa thêm một màn chơi đặc biệt khi để Bowser tấn công Tokyo.
Lemmings (Super Nintendo/1992)
Là một trong những game PC kinh điển, “Lemmings” đã được chuyển lên rất nhiều nền tảng khác nhau, và phiên bản SNES có thể được coi là bản game console nổi tiếng nhất của nó. Mặc dù vẫn lưu giữ được tinh thần của nguyên bản với những màn chơi thông minh, thử thách và lí thú, nhưng phiên bản này có một sự xuống cấp về chất lượng đồ họa và âm nhạc.
Daikatana (Game Boy Color/2000)
“Daikatana” đã từng có một bản chuyển lên N64, nhưng phiên bản Game Boy Color của nó mới thực sự đáng nhắc đến. Vẫn kể lại câu chuyện phiêu lưu của ba nhân vật chính và yếu tố du hành thời gian như nguyên gốc PC, bản này đã có một sự thay đổi rõ ràng khi áp dụng phong cách ARPG với góc camera nhìn thẳng từ trên đầu xuống thay vì FPS, qua đó mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ.
Theo GamesRadar