- Theo Trí Thức Trẻ | 15/05/2017 04:40 PM
Không phải tựa game nào cũng đem lại niềm vui mà trong số đó, rất nhiều trò chơi đem tới cho game thủ sự đáng sợ đến mức phải la hét ầm ỹ và lâm vào trạng thái hoảng loạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc 10 tựa game như vậy.
Alan Wake
Alan Wake cũng là nhân vật chính của game là nhà văn viết truyện viễn tưởng nổi tiếng đến với một thị trấn nhỏ mang tên Bright Falls với mong muốn có một kì nghỉ để tránh xa áp lực công việc cũng như lấy cảm hứng cho câu chuyện tiếp theo của mình. Tuy nhiên, có vẻ như kì vọng của Wake chỉ có thể được thỏa mãn một nửa khi mà thị trấn Bright Falls nơi anh đến lại tràn ngập những điều huyền bí khó giải thích. Và khi màn đêm buông xuống, những đám mây che kín bầu trời che lấp đi những tia sáng vốn đã yếu ớt, nhạt nhòa.
Thị trấn hẻo lánh này lại càng trở nên rùng rợn hơn bao giờ hết với những với cái bóng vô hình lướt nhanh trên mặt đất, những mối hiểm nguy tiềm tàng, ẩn nấp trong những nơi ánh sáng không thể chiếu tới. Chính tại đây, để tìm kiếm người vợ đang mất tích, Wake phải đi sâu vào cái thứ bóng tối ghê rợn đang bao phủ thị trấn, tìm hiểu nó cũng như chiến đấu để sống sót.
F.E.A.R
hi ra mắt phiên bản đầu tiên, F.E.A.R đã hội tụ tất cả những yếu tố để trở thành một sản phẩm hấp dẫn. Trò chơi được phát triển bởi Monolith Productions và phát hành bởi Vivendi. F.E.A.R được phát hành lần đầu tiên vào năm 2005 trên hệ máy PC, và đã được port lên Xbox 360, PS3 ngay sau đó bởi Day 1 Studio. Kết hợp yếu tố kinh dị với thể loại FPS, trò chơi đã trở thành món ăn lạ khi gamer đã có dấu hiệu ngán những game kinh dị chính thống.
Dead Space
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, “Dead Space” được coi là hình mẫu chuẩn mực của một game kinh dị đề tài khoa học viễn tưởng. Hành trình gian nan của Isaac Clarke trên một trạm không gian có đầy sinh vật quái dị đáng sợ chắc hẳn đã làm nhiều người chơi hoàn toàn bất ngờ và rùng mình hơn bao giờ hết. Sự kết hợp của yếu tố máu me, khôn gian u ám và hiểm họa bí ẩn của game đã trở thành một công thức hoàn hảo để dọa nạt của những người chơi gan dạ nhất.
Outlast 2
Outlast 2 mặc dù không được đánh giá cao bằng phiên bản đầu tiên nhưng nhìn chung, nó vẫn là một tựa game kinh dị rất đáng sợ với nhiều trường đoạn rượt đuổi kịch tính trong khung cảnh tối tăm ngột ngạt. Không phải game thủ nào cũng có đủ can đảm để chơi đi chơi lại những tình huống như vậy mỗi lần thất bại.
Resident Evil: Biohazard
Có thể ví Resident Evil 7 như trò chơi của sự hoảng loạn. Lạc trong “địa ngục” kinh dị này, game thủ hoàn toàn đánh mất phương hướng và chỉ mong trò chơi kết thúc càng nhanh càng tốt. Mọi thứ trong Resident Evil 7 đều gây ra sự ám ảnh kinh khủng. Từ những thứ đơn giản, nhỏ bé cho đến những chi tiết rùng rợn, máu me, mọi thứ đều như đẩy sự kinh dị lên tột độ. Có cảm giác nỗi sợ hãi có mặt ở khắp nơi trong Resident Evil 7.
Alien: Isolation
Cảm giác khi chơi Alien: Isolation được nhà sản xuất mô tả giống như đang tập bơi lần đầu tiên vậy. Khi gamer bước vào trạm không gian Sevatopol qua ống thông gió, họ lập tức cảm nhận được sự bất an lớn dần. Họ sẽ luôn phải động não để tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn, cân nhắc thời điểm chuẩn xác để di chuyển, và cầu nguyện rằng con quái vật Alien sẽ không phát hiện ra mình.
Để có thể thoát khỏi nỗi sợ hãi này, người chơi sẽ phải dựa vào chính sự dũng cảm, nhanh trí và cả kinh nghiệm từ những thất bại của mình. Với những người đã từng chơi qua Alien: Isolation, họ cho biết mình cảm thấy choáng ngợp vì tựa game hoàn toàn không hề có sự hướng dẫn nào. Ngay cả trong một đoạn chơi thử khá ngắn ngủi, người chơi vẫn phải cân nhắc từng bước đi một cách rất cẩn thận.
P.T.
Chúng ta đều đã biết vụ lùm xùm giữa nhà phát triển tài ba Hideo Kojima và ông lớn làng game Nhật Konami, khiến mối quan hệ kéo dài hàng chục năm bỗng bay biến chỉ trong vài tháng. Trước sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng, Konami chọn cách trừng phạt Hideo Kojima thông qua việc xóa sổ P.T - một trong những bản demo Silent Hill đáng sợ nhất mà game thủ từng chứng kiến.
Kết quả của sự việc hẳn ai cũng biết. Hideo Kojima dứt áo ra đi để gây dựng cho mình một mái nhà riêng, đành lòng bỏ lại đứa con Metal Gear Solid mà ông mất hơn 20 năm vun đắp. Nhưng điều khó hiểu nhất trong vụ lùm xùm này là việc Konami muốn xóa bỏ sự tồn tại của P.T, giết chết nó theo đúng nghĩa đen. Hạ game khỏi Playstation Store và sau đó ép buộc người dùng phải xóa game khỏi máy, Konami cho thấy mình thực sự quyết tâm trong việc tẩy trắng cái tên P.T khỏi lịch sử ngành giải trí ảo.
Vốn phát hành miễn phí dưới dạng demo thử nghiệm, P.T hoàn toàn vô hại với Konami. Thậm chí việc giữ nó lại sẽ cho game thủ cảm thấy thoải mái hơn trong việc chờ đợi bản Silent Hill mới, nhưng Konami lại nói không.
Silent Hill 2
Silent Hill 2 có thể coi là phiên bản nổi tiếng của series này và nó dễ dàng gây ám ảnh cho người chơi nhờ có một cốt truyện hết sức bất ngờ với nhiều chi tiết tâm lý sâu sa. Một trong những khoảnh khắc khiến người chơi cảm thấy rùng mình đó chính là cảnh tượng nhân vật chính James nhận ra mình là một con quái vật thật sự bởi những hành động đen tối của bản thân.
Amnesia: The Dark Descent
Amnesia: The Dark Descent là tựa game kinh dị, sinh tồn được phát hành bởi Frictional Games cho Microsoft Windows , Mac OS X , và Linux. Tham gia vào trò chơi, các bạn sẽ được đóng vai một nhân vật tên là Daniel với nhiệm vụ khám phá một lâu đài u tối. Trong khi phải tránh những con quái vật, các bạn cũng phải giải những câu đố hết sức hóc búa và khó khăn. Trò chơi được giới phê bình đón nhận, nhận hai giải thưởng từ các Liên hoan trò chơi độc lập vào năm 2010.
SOMA
Nếu chỉ xét trong phạm vi những tựa game kinh dị, đồ họa và âm thanh của SOMA cũng thuộc vào hàng “số má” khi có màn trình diễn quá xuất sắc. Nếu chơi vào ban đêm cùng không khí yên ắng vắng vẻ, chắc chắn không ai lại không giật mình khi nghe tiếng la thất thanh văng vẳng bên tai, hay ép tim vào lồng ngực khi nấp vào bức tường chờ tiếng bước chân rầm rầm cùng tiếng rít chói tai trôi qua.
Bên cạnh đó, dàn diễn viên lồng tiếng trong SOMA cũng đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Một điều cực kỳ ấn tượng trong SOMA, đó là chỉ cần nghe giọng nói là biết rõ cảm giác của từng nhân vật, mà không cần phải gặp hay trực tiếp quan sát.