10 game được kỳ vọng cao nhưng rồi gây thất vọng nhất trong lịch sử

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 13/12/2016 0:00 AM

Kỳ vọng càng cao thì thất vọng càng lớn, đó là những gì mà game thủ có thể nhận được khi quá tin tưởng vào những đoạn trailer giới thiệu của nhà sản xuất để rồi vỡ mộng khi được sờ tận tay vào sản phẩm.

Kỳ vọng càng cao thì thất vọng càng lớn, đó là những gì mà game thủ có thể nhận được khi quá tin tưởng vào những đoạn trailer giới thiệu của nhà sản xuất để rồi vỡ mộng khi được sờ tận tay vào sản phẩm. Sau đây, ta sẽ đến với danh sách 10 video game đã tạo nên cơn sốt nhất trong lịch sử, nhưng rồi không gì có thể cứu nổi sự thất vọng mà chúng đem tới:

10. Aliens: Colonial Marines

“Aliens: Colonial Marines” đã có một trailer tuyệt vời khiến cả game thủ lẫn các fan hâm mộ thương hiệu phim mong chờ từng ngày được chạm tay vào nó. Được phát triển bởi Gearbox Software và do SEGA phát hành, sản phẩm này lấy bối cảnh diễn ra sau phần phim “Alien 3” và mang đến một câu chuyện hoàn toàn mới cho người chơi. Tuy nhiên có một vấn đều rằng nó không hề đạt được kỳ vọng lớn lao của người chơi, và thậm chí có người đã đưa đơn kiện SEGA vì chất lượng khác xa so với nhữn gì phô diễn trong trailer.

9. Watch Dogs

“Watch Dogs” là một trong những hé lộ bất ngờ nhất ở sự kiện E3 năm 2012, và nó lập tức trở thành tâm điểm bàn luận, mong đợi của đông đảo người chơi. Ban đầu có lịch trình phát hành là trong năm 2013, nhưng bị hoãn vài lần và phải đến tháng 11 năm 2014, người chơi mới thực sự được trải nghiệm tận mắt bom tấn mới của Ubisoft. Bộ phận người chơi nhanh chóng phân cực và có đủ kiểu phản ứng trái chiều về sản phẩm này, nhưng dù gì nó cũng bán được đến hơn 10 triệu bản trong vòng 2 tháng.

8. Crysis

“Crysis” là một sản phẩm khác từng nhận được sự hưởng ứng cực lớn của fan trước khi phát hành chính thức. Đoạn trailer của nó đã trở thành một tiêu chuẩn đồ họa cho game PC, khiến nhiều người hào hứng chi tiền sắm sửa máy mới để chơi cho đã. Tuy nhiên “Crysis” đã không thể mang đến những gì người chơi mong đợi cho dù có chất lượng đồ họa cực cao, được lấy làm thước đo chuẩn cho nhiều năm sau đó.

7. The Elder Scrolls Online

“The Elder Scrolls” là thương hiệu RPG thế giới mở cực kỳ thành công, vậy nên ai cũng cảm thấy hứng thú khi một phiên bản MMORPG của nó được công bố. Và người ta lại càng có lí do để mong đợi hơn thông qua những đoạn trailer, CG cực kỳ hoành tráng. Nhưng đến cuối cùng, tất cả vẫn phải lắc đầu và công nhận rằng đây không phải “Skyrim phiên bản MMO” như mình vẫn tưởng. Kết quả, “The Elder Scrolls Online” đã phải thay đổi cả hình thức kinh doanh từ thu phí sang miễn phí, kèm theo rất nhiều cập nhật thay đổi để lôi kéo lại người chơi.

6. Homefront

“Homefront” là sản phẩm đầu tư nhiều tiền bạc của hãng THQ với mục đích công phá vào thị trường game bắn súng thế giới. Nó có một chiến dịch quảng cáo hết sức bài bản những các tấm ảnh đẹp và xuất hiện trên trang bìa của rất nhiều tập chi game nổi tiếng, khiến cho bất cứ game thủ nào cũng phải nghe danh một lần. Thế nhưng khi phát hành chính thức, nó nhanh chóng bị giới chuyên môn chê tơi tả bởi chất lượng nghèo nàn đến bất ngờ. Thất bại này khiến cho cổ phiếu của THQ giảm đến 26%, và đơn vị chịu trách nhiệm phát triển là Kaos Studios bị đóng cửa vĩnh viễn.

5. Spore

Kết hợp hai thể loại mô phỏng cuộc sống và chiến thuật thời gian thực, “Spore” là cái tên khiến cả một thế hệ phải trông ngóng. Nó được phát triển bởi Maxis và do Electronic Arts phát hành, với tiềm năng tham vọng lớn nhờ có sự hậu thuẫn của nhiều tai to mặt lớn. Thậm chí nhiều người còn cho rằng trò chơi này có thể thay đổi cả cách người thường nhìn nhận về game. Nhưng rồi cũng giống các cái tên khác trong danh sách này, “Spore” đã khiến người ta phải thất vọng cho dù bản thân nó không phải là một sản phẩm tồi.

4. Dead Island

“Dead Island” là tựa game có đoạn trailer giới thiệu vô cùng sáng tạo và thuộc hàng hay nhất trong lịch sử, khiến cho bất cứ ai cũng thầm nghĩ rằng đây sẽ là một game zombie tuyệt vời dưới bàn tay của Techland và Deep Silver. Đến cuối cùng, “Dead Island” đã được phát hành trong trạng thái không thực “hoàn chỉnh”, có tồn tại rất nhiều lỗi gây ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm của người chơi. Dù sao nó cũng đủ thành công để tiếp tục sản phẩm ra các phần sequel hay spin off.

3. Driv3r

“Driver 3” là phiên bản thứ 3 của thương hiệu game thế giới mở “Driver”. Nó vốn được ra mắt năm 2003 dượi sự phát triển của Reflections Interactive và phát hành bởi Atari và Sorrent. Các chiến dịch marketing đã không ngần ngại gọi nó “GTA-Killer” với mức đầu tư rất khủng, nhưng tiếc là lời nói chẳng hề đi đôi với chất lượng thực. “Driver 3” có chứa đầy lỗi, gây thất vọng nặng và chỉ nhận được những điểm số trung bình của giới chuyên môn.

2. Fable

Cái tên tiếp theo trong danh sách này là “Fable”, một sản phẩm hành động nhập vai được phát triển bởi Big Blue Box Studios và phát hành bởi Microsoft Game Studios. Nó được phát hành năm 2004 và là một trong những sản phẩm nhận được nhiều sự chú ý nhất thời điểm đó. Hứa hẹn mang đến một thế giới quan rộng lớn với sự tự do, nó đã không thể đáp ứng được mong đợi của người chơi và còn bị chỉ trích bởi cốt truyện chính quá ngắn hay thiết kế nhân vật nhạt nhòa. Tuy nhiên nó vẫn chiêu mộ được một lượng fan trung thành đông đảo và cho ra mắt thêm các phần sequel thành công.

1. Daikatana

Được phát triển bởi Ion Storm và phát hành dưới sự hợp tác giữa Eidos Interactive và Kemco, “Daikatana” là một cú lừa ngoạn mục mà vô số người chơi phải đón nhận trong năm 2000. Vốn có dự định phát hành từ năm 1997, nhưng rồi phải hoãn đến tận 3 năm trời, và kể cả cho tới thời điểm được phát hành, nó đã gặp phải rất nhiều vấn đề trong khâu phát triển lẫn quảng cáo. Nhà làm game danh tiếng, John Romero đã phải lên tiếng xin lỗi fan hâm mộ và công bố cả bảng mã nguồn cho cộng đồng game, nhưng tất cả đều đã quá muộn. Cho tới ngày nay, “Daikatana” vẫn là một trong những game gây thất vọng nhất mọi thời đại.

Theo Fraghero

5 câu hỏi lớn được đặt ra sau tập 8 mùa 7 "The Walking Dead" (SPOILERS)