Vòng bảng CKTG, sự thống trị của người Hàn, LCS, LMS, VCS sạch bóng và nỗi buồn Uzi

Santa  - Theo Helino | 21/10/2019 05:31 PM

Vòng bảng CKTG năm nay diễn ra không quá kịch tính hay bất ngờ khi các đội mạnh đều thể hiện được bản lĩnh cũng như sự vượt trội của mình. Bất ngờ có lẽ chỉ đến từ thành công vượt bậc của khu vực LEC hay thất bại có đôi chút tiếc nuối của RNG tại bảng A.

Sự thống trị tuyệt đối của người Hàn

Sau năm 2018 thất bại, người Hàn trở lại mạnh mẽ tại CKTG năm nay với 3 vị trí đầu bảng cùng với kết quả 5 - 1. Điều đáng nói là ba đại diện Hàn Quốc đạt kết quả này với 3 kịch bản hoàn toàn khác nhau và đã chứng tỏ được thực lực và bản lĩnh của họ. 

Nếu như ở SKT là vượt trội so với phần còn lại thì Griffin lại cho ta thấy tinh thần và sự tự tin khi họ đả bại G2 liền 2 trận, qua đó giành lấy vị trí nhất bảng từ tay đối thủ.

Vòng bảng CKTG, sự thống trị của người Hàn, LCS, LMS, VCS sạch bóng và nỗi buồn Uzi - Ảnh 1.

SKT có một cuộc dạo chơi ở vòng bảng, dù đó là bảng tử thần.

Damwon là đội khởi động chậm chạp nhất trong các đội Hàn Quốc khi họ luôn mở đầu chuỗi trận của mình bằng 1 ván thua. Thế nhưng, khi Damwon bắt nhịp trở lại, không ai có thể cản bước họ, kể cả khi đó là ĐKVĐ thế giới IG.

Với việc chiếm 3 vị trí đầu bảng, Hàn Quốc đang tràn trề cơ hội biến CKTG thành Playoff LCK mùa thu mở rộng. Họ đã chứng tỏ mình bằng cách dễ dàng vượt qua các bảng đấu khó. Còn sức mạnh của người Hàn trong các cặp Bo5? Hãy để thời gian chứng minh.

Sự thành công vượt trội của LEC

Một vòng bảng không thể tuyệt vời hơn của khu vực LEC khi cả ba đại diện của họ đều vượt qua. Nếu nhất định phải tìm ra điểm trừ, có lẽ chỉ là việc G2 mất vị trí đầu bảng vào tay người Hàn.

Vòng bảng CKTG, sự thống trị của người Hàn, LCS, LMS, VCS sạch bóng và nỗi buồn Uzi - Ảnh 2.

G2 là vết gợn duy nhất trong thành công của LEC.

Trừ G2, trước giải đấu không nhiều người kỳ vọng vào khu vực LCS. Đại diện số 2 của họ rơi vào một bảng đấu quá khó với sự góp mặt của cả SKT lẫn RNG. Trong khi đó, đại diện số 3 của họ lại yếu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, may mắn (trong việc bốc thăm), sự chuẩn bị kỹ càng và tâm lý vững vàng đã giúp 3 đại diện châu Âu cùng qua vòng bảng, dù đều là vị trí thứ 2.

Tứ kết sạch bóng LCS, LMS, VCS

Trong kỳ CKTG đầu tiên "độc chiếm" cái tên LCS, khu vực này đã chịu sự đả kích nghiêm trọng khi cả 3 đại diện đều bị loại ở vòng bảng. CG rơi vào một bảng đấu quá khó. C9 không còn thể hiện được "nội tại" gánh khu vực của mình. Còn Team Liquid, đơn giản là sự thua kém về mặt trình độ và con người so với Trung và Hàn.

Nếu như sự thất bại của LCS là bất ngờ thì việc LMS và VCS bị loại từ ngay vòng đấu đầu tiên khá là… bình thường. LMS trải qua một năm mà sự cố nhiều hơn cả thông tin họ thi đấu cộng thêm việc các tuyển thủ Flash Wolves - những người duy nhất của Đài Loan thi đấu được ở đẳng cấp thế giới đều đã chuyển sang Trung Quốc khiến cho LMS yếu hơn rất nhiều. J Team, dù thống trị tuyệt đối giải trong nước nhưng vẫn thiếu đi chút bản lĩnh và sự lạnh lùng để vượt qua vòng bảng.

2 đại diện của VCS cũng có những kết quả không như ý. LK bị loại trước một DW quá mạnh trong khi GAM có giải đấu quốc tế thất vọng lớn nhất của mình. Rõ ràng, khoảng cách giữa chúng ta so với các khu vực lớn khác vẫn quá lớn.

Nỗi buồn Uzi

Nhiều fan của RNG trách móc SKT khi họ có dấu hiệu… thả kèo FNC gián tiếp khiến cho RNG bị loại. Thế nhưng, có lẽ Uzi và đồng đội nên tự trách mình nhiều hơn khi họ đã có không ít cơ hội tự định đoạt số phận chính mình.

Lần đầu là khi họ tự ném đi chiến thắng trước chính SKT ở giai đoạn lượt đi. SKT hay là một phần nhưng chính sai lầm của RNG mới là yếu tố khiến trận đấu có kết quả như vậy. Nếu họ về dứt khóa hơn thì RNG mới chính là độ tuyển có nhiều cơ hội chiến thắng hơn.

Hay đến ván đấu quan trọng với FNC, họ pick một đội hình không thế nào đánh được. Tâm lý căng cứng không chỉ đến từ tuyển thủ mà còn đến từ HLV. Ngay sau khi giai đoạn ban pick kết thúc, số phận của RNG đã rõ ràng. Cho dù kỹ năng và cách đánh của họ vẫn tốt, vẫn hơn đối thủ nhưng đội hình quá khó triển khai khiến họ nhận thất bại trước đại diện châu Âu và chia tay giải đấu một cách cay đắng.

Sự yếu thế của pháp sư đường dưới và không có bài dị nổi bật

Trừ 2 vòng đấu đầu tiên khi các đội còn làm quen với nhau hoặc… hù nhau bằng những lựa chọn khó hiểu thì ở những vòng đấu quyết định, mọi thứ đều trở về bình thường khi các xạ thủ đường dưới được ưu tiên hơn. Các pháp sư đường dưới có tỷ lệ thắng tệ hại như Syndra, Cass, Veigar... (0%), Heimerdinger là pháp sư duy nhất có được 1 chiến thắng.

Vòng bảng CKTG, sự thống trị của người Hàn, LCS, LMS, VCS sạch bóng và nỗi buồn Uzi - Ảnh 3.

Các Pháp sư đường dưới đang có một tỷ lệ thắng tồi tệ.

Kỳ CKTG lần này cũng không ghi nhận một chiến thuật dị nào được áp dụng hiệu quả. Việc đổi đường cũng gần như biến mất hoàn toàn.

Pantheon bị cấm 100%, team 2 mất không 1 lượt ban nhưng tỷ lệ thắng cao hơn

Nói rộng ra cả vòng khởi động thì Pantheon cũng xuất hiện một trận duy nhất. Team 2 chắc chắn sẽ mất một lượt cấm cho lựa chọn này bởi đơn giản là nó quá mạnh trong meta này.

Tuy vậy, qua giai đoạn vòng bảng team 2 lại là đội thắng nhiều hơn. Điều này cho thấy meta và sự khắc chế trong chiến thuật của Liên Minh đã tốt hơn trước khi các lựa chọn counter lane đã có chỗ đứng hơn nhiều. Ngoài ra, một xu hướng nhìn thấy được ở kỳ CKTG là sự quan trọng của giai đoạn landing đầu game được thể hiện rất rõ khi các trận đấu lật kèo sau khi thua nặng ở giai đoạn đi đường đã ít hơn rất nhiều.

Tổng kết

Giai đoạn vòng bảng năm nay có thể coi là yên bình nhất trong vài năm trở lại đây khi cái tên lớn duy nhất bị loại là RNG. Đây cũng là bất ngờ lớn nhất của giai đoạn vòng bảng. Còn lại, kết quả tương đối dễ đoán khi các đội và các khu vực đều có sự chuẩn bị rất tốt cho mùa giải lần này.