Vì sao Tư Mã Ý trong game luôn được gắn với màu tím, tạo hình lại còn hơi giống… đàn bà?

Nipp  - Theo Helino | 05/04/2018 04:00 PM

Tam Quốc Quần Anh Truyện
05/01/2018 NCB: Đang cập nhật NPH:

Bạn đọc cứ để ý mà xem, 10 game Tam Quốc thì cả 10 đều xây dựng hình tượng Tư Mã Ý rất nữ tính…

Khi xây dựng một tựa game về Tam Quốc, việc khắc họa lại từng vị tướng nổi tiếng của thời kỳ này không hề đơn giản. Vừa phải làm sao cho người xem cảm thấy giống những gì họ đã đọc, vừa phải tạo ra nét ấn tượng của riêng mình, tránh “đụng hàng” với nhiều tựa game khác. Như với Lữ Bố vậy, dù có cách tân đi mấy chăng nữa thì không bao giờ có thể bỏ qua cây Phương Thiên Họa Kích hay chú ngựa Xích Thố đã gắn liền với tên tuổi.


Việc khắc họa lại từng vị tướng nổi tiếng của thời kỳ này không hề đơn giản

Việc khắc họa lại từng vị tướng nổi tiếng của thời kỳ này không hề đơn giản

Vậy thì, bạn đọc có tự hỏi, vì sao trong nhiều tựa game Tam Quốc, tạo hình Tư Mã Ý lại luôn được gắn với màu tím và thậm chí còn có nét khá giống… đàn bà không?

Trước tiên, về nét vẽ, rất nhiều người chơi từng nhận xét rằng, trong đa phần các tựa game mà họ từng trải qua, dù là thể loại gì đi nữa, Tư Mã Ý vẫn luôn có một dáng vẻ rất gầy gò, đi kèm với đó là các cử chỉ chẳng mấy nam tính chút nào. Nhiều game thủ còn cho rằng, không biết các nhà phát triển có ác cảm gì với nhân vật này mà lại tạo ra một hình tượng giống thái giám đến thế.


Tư Mã Ý fan art

Tư Mã Ý fan art


Tư Mã Ý trong dòng game Dinasty Warriors

Tư Mã Ý trong dòng game Dinasty Warriors

Câu trả lời cho vấn đề này có lẽ phải kể lại về lần đối đầu thứ 2 giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng. Theo đó, Tư Mã Ý là một người rất cẩn trọng, khi phải đọ trí với Khổng Minh, ông thường chọn cách lấy tĩnh chế động, không đánh khi kẻ địch có lợi thế. Thấy quân Thục đi đường xa mệt mỏi, vận chuyển lương thực khó khăn nên Tư Mã Ý quyết cố thủ, không cho quân ra đánh.

Gia Cát Lượng hiểu rằng, muốn chiến thắng thì phải “giết” được Tư Mã Ý đầu tiên. Do dó, ông nghĩ ra kế, dùng khăn, yếm và đồ trắng của đàn bà gửi đến trại Ngụy cùng một phong thư như sau:

“Trọng Đạt (Tư Mã Ý) làm đại tướng, thống lĩnh quân Trung Nguyên, không dám mặc giáp cầm gươm, để quyết sống mái mà chịu ngồi núp ở trong tối trong hang, để lánh lưỡi đao mũi tên, thế thì khác gì đàn bà? Nay sai người đưa khăn yếm quần áo trắng của đàn bà đến, nếu không dám ra đánh, thì phải lạy hai lạy mà nhận lấy; nếu còn biết xấu hổ, có chí khí người con trai, thì phải phê vào giấy này, y hẹn ra giao chiến”.


Lời khiêu khích của Gia Cát Lượng

Lời khiêu khích của Gia Cát Lượng

Tư Mã Ý dù đầy căm giận nhưng cũng gượng cười mà thốt lên rằng: “Khổng Minh coi ta như đàn bà”. Chiêu này của Gia Cát Lượng quả thực rất cao siêu. Mặc dù Tư Mã Ý thừa hiểu ý đồ muốn khích tướng nhưng các tướng Ngụy lại không hiểu. Họ cho rằng, vị quân sư của mình đúng là… đàn bà thật, không dám đánh. Thậm chí, nhiều tướng còn giận tím mặt khi Tư Mã Ý vẫn rất khoản đãi sứ thần nước Thục.


Tư Mã Ý thời nhà Ngụy thường không được lòng các tướng

Tư Mã Ý thời nhà Ngụy thường không được lòng các tướng

Mặc dù sau này, Tư Mã Ý đã nghĩ ra kế để phục chúng nhưng lời đồn về vị quân sư hèn nhát, bị địch coi như đàn bà lại bay rất xa, rất nhanh. Không khó hiểu vì sao đến tận bây giờ, nhiều nhà làm game vẫn tận dụng điều này để khắc họa lại hình tượng về ông trong game.

Như trong Tam Quốc Quần Anh Truyện, Tư Mã Ý sắp xuất hiện trong bản update mới nhất còn đeo thêm cả bộ móng vuốt trông cực kỳ tà dị. Dù sao, vị tướng này lại được ưu ái cho hẳn bộ kỹ năng “tanker” khủng khiếp nhất hiện tại, âu cũng là một sự bù đắp…

Bạn đọc có thể tìm hiểu về Tam Quốc Quần Anh Truyện tại ĐÂY.


Tư Mã Ý trong Tam Quốc Quần Anh Truyện

Tư Mã Ý trong Tam Quốc Quần Anh Truyện

Tiếp đó, với màu tím, nhiều nhà sử học đã chỉ ra rằng, đây là màu của các bậc vương giả. Vua Ba Tư Cyrus đã dùng một tấm áo chẽn màu tím làm hoàng bào, và một số hoàng đế La Mã đã cấm không cho dân thường mặc quần áo màu tím, nếu vi phạm sẽ bị xử tử. Màu tím được đặc biệt tôn kính dưới thời Đế quốc Byzantine. Các hoàng đế Byzantine mặc áo choàng dài màu tím, ký các sắc lệnh bằng mực tím, và con cháu của họ thường được gọi là “sinh ra trong sắc tím”.


Màu tím là màu đại diện cho vương giả

Màu tím là màu đại diện cho vương giả

Như đã nói ở trên, Tư Mã Ý là một người cẩn trọng và rất nhẫn nại. Sau thời gian dài nhịn Tào Sảng, ông đã thành công trong việc nắm trọn chính quyền trung ương nhà Ngụy, tạo tiền đề cho con cháu sau này thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Tư Mã Ý được xưng thành Tuyên Hoàng Đế, hay còn gọi là Tấn Cao Tổ.

Nếu nói về những bậc vương giả của thời Tam Quốc, có lẽ ngoài Lưu Bị, Tào Tháo hay Tôn Quyền thì không thể không nhắc tới Tư Mã Ý. Màu tím vương giả dành cho nhân vật này quả rất xứng đáng. Cũng có những người nói rằng, tạo hình như vậy để làm nổi bật cái sự xảo quyệt, tàn nhẫn và kiêu ngạo của Tư Mã Ý. Thế nhưng, cách giải thích ban đầu vẫn được nhiều độc giả ưng ý hơn.

Nguồn: Tổng hợp