Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game?

Andrew Anh  - Theo Helino | 18/12/2018 10:38 AM

Dù có nhiều điểm sáng đáng được hoan nghênh, thì đây vẫn là nền tảng ẩn chứa nhiều mảng tối và có sự chững lại trên con đường phát triển, khiến nó không còn “thịnh” như trước nữa.

Năm 2018 chứng kiến nhiều sự thay đổi và phát triển đáng kể đến từ nền tảng PC quen thuộc. Dù có nhiều điểm sáng đáng được hoan nghênh, thì đây vẫn là nền tảng ẩn chứa nhiều mảng tối và có sự chững lại trên con đường phát triển, khiến nó không còn “thịnh” như trước nữa.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 1.

Những “Lùm Xùm” Xung Quanh Steam

Steam đã có 1 năm 2018 với nhiều sóng gió và cả sự “quay lưng” của người hâm mộ. Đầu năm, Steam bị chỉ trích về những nhóm người dùng có tư tưởng phân biệt chủng tộc và họ buộc phải xóa nó hoàn toàn dù sau đó họ cũng chẳng cải thiện lại tiêu chuẩn quản lý lỏng lẽo của mình. Tiếp theo đó, Steam cũng hứng chịu nhiều búa rìu từ các tựa game có phụ nữ trong những bối cảnh lịch sử cho dến việc hạ giá bán game đột ngột, thậm chí là nhiều người dùng còn cho thấy nhiều nhà phát triển game quá lười biếng và không mấy tôn trọng quyền cơ bản của người chơi.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 2.

Dù gần đến gần tháng 9, Valve đã lập ra đội ngũ kiểm duyệt nội bộ với nhiều cải thiện, xong điều đó dường như chưa khỏa lấp nổi những tai tiếng mạnh mẽ hơn đến sau. Trước hết, Steam bị cáo buộc phát hành tựa game Active Shooter – một trò chơi mang tính xả súng học đường – gây nhiều phẫn nộ tại thời điểm nhạy cảm đó, đồng thời nhiều tựa game mang nội dung người lớn cũng lan tràn trên steam vì các điều luật không nhất quán, dẫn tới nhiều tranh cãi về việc xóa hay điều chỉnh giới hạn nhân vật được phép thiết kế. Cuối cùng để chấm dứt những tai tiếng đó, thay vi tăng cường quản lý và lựa chọn, Steam chỉ cho phép những tựa game “không phạm luật và không mang tính trêu đùa” được phát hành trên trang của mình.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 3.

Năm 2018 cũng là năm chứng kiện một sự sụt giảm đáng kể doanh thu khi một số các nhà phát hành lớn như Bethesda và Activision đã bỏ qua Steam và tự mình thiết lập một kênh phát hành game mới. Thậm chí Epic còn tự tạo ra một cửa hàng mới thu về nhiều lợi nhuận hơn cho nhà phát triển, với một môi trường ít độc hại và dễ dàng quản lý hơn. Dù Steam vẫn khẳng định mình là một nhà phân phối  game lớn nhất với nhiều lợi ích không thể đong đếm cho nhà phát triển và người dùng, nhưng người ta cho rằng, Steam vẫn sẽ rất chật vật trong năm 2019.

Sự Trỗi Dậy Của Nhà Phát Hành Độc Lập Mới Và Nhiều Bổ Sung Thú Vị Khác

Epic Games Store chính thức mở cửa vào ngày 7 tháng 12 vừa qua và là một mối “đe dọa” cho Steam. Với lượng doanh thu lớn và sự kiểm duyệt cộng đồng mạnh mẽ, nhưng vì lượng game còn quá hạn chế, sẽ cần thêm thời gian để Epic có thể làm Steam “đứng ngồi không yên”.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 4.

Nói về Origin, dù là trình khởi chạy phiền phức nhất trên PC cho FIFA và Battlefield V, Origin Access Premier, một dịch vụ đăng ký giống như Xbox Game Pass, được xem là sự phát triển lớn nhất của EA. Với chỉ 14.99$ một tháng, người đăng ký có quyền truy cập miễn phí một lượng lớn các tựa game và được chơi trước các tựa game mới. Cũng còn phải xem xét cách dich vụ này thu vốn cho EA, nhưng nếu xem xét thấy Battlefield V và Anthem không có DLC passes, có lẽ họ sẽ đẩy mạnh hơn dịch vụ Premier. Các nhà phát hành khác như Itch.io và Battle.net đều có những thay đổi căn bản, nhưng trong khi Itch.io vẫn là một kho lưu trữ cho các trò chơi thử nghiệm hay ho hơn Steam, thì Battle.net cũng không có nhiều những cải tiến nổi bật khác đáng chú ý.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 5.

Sự Phát Triển Của Discord

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 6.

Discord không chỉ là một chương trình trò chuyện khi chơi game online, cũng như là một bộ sưu tập các không và xã hội và phòng chat. Thậm chỉ Cyberpunk 2077 và PUBG có riêng một server Discord cho fan của mình tụ tập. Nhưng trong tương lai, Discord còn tham vọng có thể là nơi phát hành game, bằng cách tạo ra Game Tab cho phép người dùng tìm kiếm những tựa game mà bạn của họ đang chơi. Dù vẫn khá hạn chế, nhưng tựa game điển hình đầu tiên là Bad North là minh chứng đầu tiên cho tham vọng đó

PC Gaming Thiếu Vắng Những Tên Tuổi Hay

Quả thật, làng game PC 2018 chứng kiến một sự thiếu hụt các tựa game mới mẻ và đỉnh cao nhưng những gì PUBG đã làm trong 2017, nhưng cơn sốt “battle royale” thâm chí còn càn quét qua cả những nền tảng chơi game khác. Đây cũng là năm chúng ta chứng kiến sự lên ngôi xuất sắc của Fortnite trước cái tên lừng danh PUBG nay đã suýt đi vào dĩ vàng với trên 200 triệu lượt chơi. Một số tựa game ăn theo 2 tên tuổi này cũng lần lược được ra mắt, cho tới khi Call Of Duty: Black Ops 4 - Blackout Mode xuất hiện lại tiếp tục khuấy đảo sân chơi battle royale bằng những trải nghiệm đặc biệt chưa từng có.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 7.

Ngoài xu hướng trên, các tựa game nòng cốt như LoL, DOTA 2, World of Warcraft, Overwatch và Counter-Strike vẫn luôn có một số lượng người chơi ổn định với những bản cập nhận mới khá hấp dẫn. Điều đó cũng tương tự đối với các trụ cột chính khác như Rainbow Six Siege, Warframe và Path of Exile, tuy nhiên 3 tựa game này đều có các hướng phát triển bất ngờ và độc đáo.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 8.

Dù nền tảng PC năm nay đón nhân nhiều cái tên nặng ký như Assassin’s Creed, Odyssey, Call Of Duty: BO4, và Shadow of the Romb Raider đều vận hành rất ổn định nhưng chưa thực sự xuất sắc. Thêm vào đó, một cái tên khác là Chrono Trigger – một tựa game nhập vai cổ điển từ 1995 do Square Enix phát hành trên PC cũng gặp phải chút vấn đề trong một thời gian ngắn. Thêm vào đó, việc Valve tự ra mắt DOTA Artifact, dù thấy được tiềm năng của một tựa game bài kiểu MOBA, tuy nhiên, việc buộc phải giao dịch bằng tiền thật trên Steam khiến tựa game nhanh chóng nhận về những “cái gáo nước lạnh” khủng khiếp từ người hâm mộ, dù cơ chế của tựa game thực sự khá logic. Do vậy, có thể thấy 2018, PC vẫn không thể có được sự ưu tiên nhiều hơn như các nền tảng khác, đặt biệt là khi tựa game Red Dead 2 không hề có phiển bản PC, dù có nhiều tin đồn trái ngược.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 9.

Dẫu vậy, PC vẫn là một thiên đường cho các tựa game nhỏ hơn, dù chỉ một nhúm nhỏ trong số chúng là thành công trong sân chơi đông đảo của Steam. Có thể kể tên một số tựa game như Kingdom Come: Deliverance, Subnautica, Raft, Frostpunk, Cities: Skylines và Dead Cells, đều nhận được những đánh giá rât. Đa số các tựa game trên đều đi theo xu hướng kết hợp giữa thế giới mở rộng lớn với chất sinh tồn trong nhiều bối cảnh như trung cổ hay hậu tận thế. Và các nhà phát triển đều phải cố gắng làm mới nội dung của các tựa game đó vì đa phần các thể loại này cũng xuất hiện rất nhiều.

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 10.

Tương Lai Của Nền Tảng PC

Vì sao PC luôn lép vế trước Console trong mắt các nhà sản xuất game? - Ảnh 11.

Trong 2019, nền tảng này sẽ tiếp tục có nhiều biến động tùy thuộc vào sự lớn mạnh của Epic Games Store và cách mà những nhà phát triển xấu tính trên Steam có mong muốn giải quyết các thách thức còn tồn đọng. Cả nhà phát triển độc lập cũng sẽ tự mình phát hành các sản phẩm theo các riêng của họ. Sau khi chứng kiến xu hướng battle royale đang đi đến hồi bão hòa, và trong 1 năm 2018 không có nổi 1 xu thế mới, chúng ta vẫn hy vọng sẽ một tựa game đạt lên đến vinh quang của nó theo một thể loại hết sức đặt biệt trong 2019.