Vì sao Liên Minh Huyền Thoại không có mặt trong giải đấu triệu đô của tỷ phú Jack Ma?

PV  - Theo Trí Thức Trẻ | 31/08/2016 04:50 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

AliSports thuộc tập đoàn Alibaba của Jack Ma vừa công bố giải đấu eSports mới bao gồm bốn nội dung, nhưng Liên Minh Huyền Thoại không phải là một trong số đó. Hiện tại, giải đấu đang bắt đầu vòng loại khu vực Trung Đông và Châu Phi, các khu vực khác sẽ sớm bắt đầu trong thời gian tới.

WESG (World Electronic Sport Games) có thể xem như là một World Cyber Arena thứ hai dựa trên mô hình World Cyber Games đã thất truyền trong quá khứ. WESG là giải đấu thể thao điện tử với những nội dung thi đấu đang có sức hút trên đấu trường thế giới, bao gồm: Dota 2, CS: GO, StarCraft 2, HearthStone. Vì chỉ có bốn, nên khá nhiều người thắc mắc tại sao Liên Minh Huyền Thoại với mức độ phổ biến rộng rãi hơn lại không được nằm trong danh sách này, nhất là khi đất nước này đang có những bước đầu tư vượt bậc ở nội dung thi đấu này trong vài năm trở lại đây.

Alibaba và Tencent là đối thủ không đội trời chung

Tencent là đơn vị được phát hành nội dung Liên Minh Huyền Thoại tại Trung Quốc, kèm luôn cả mặt hình ảnh giải đấu sự kiện mỗi khi trò chơi này được tổ chức tại đây. Nghĩa là RIOT giao toàn quyền cho ông lớn này quản lý mặt hình ảnh và hỗ trợ ở đất nước này. Điều này nói lên việc Alibaba muốn đăng cai một giải đấu có sự góp mặt của Liên Minh Huyền Thoại, ắt hẳn phải xin ý kiến Tencent, mà chẳng ai muốn vay mượn điều gì từ đối thủ cạnh tranh cả?


Pony Ma (bên trái) và Jack Ma, hai vị Chủ tịch của Tencent và Alibaba.

Pony Ma (bên trái) và Jack Ma, hai vị Chủ tịch của Tencent và Alibaba.

Jack Ma đã từng cấm tất cả các nhân viên của mình sử dụng WeChat (thậm chí chặn cả khách hàng khi họ đề nghị sử dụng WeChat), một sản phẩm có đến hơn 300 triệu người dùng của Tencent, ngược lại, Alibaba lại mua Weibo như một phương thức thay thế để đẩy mạnh việc kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng di động.

Billy Leung, một chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu RHB ở Hồng Kông, cho rằng thương mại điện tử của Tencent vẫn còn trong quá trình khai hoang, mở đất. “Tencent vẫn đang cố gắng cải thiện hơn thị phần thương mại điện tử của họ. Trong khi Alibaba đang cố gắng bảo vệ lãnh thổ của họ”, Leung nói. Và trong một bối cảnh như vậy, cuộc đụng đầu giữa hai đối thủ này là điều khó mà tránh khỏi.

Vì đã có StarCraft 2?

Ngoài mục đích giao lưu học hỏi, tạo điều kiện phát triển cho game thủ thì người chủ nhà ai mà không muốn chứng kiến đồng bào của mình lên ngôi vô địch. Chày cối đưa Liên Minh Huyền Thoại về làm gì khi kiểu gì cũng chứng kiến các bạn nước Hàn lên ngôi vô địch, trong khi đã có StarCraft 2, một môn mà chức vô địch chỉ cần nói tên thôi cũng đã biết ngôi đầu thuộc về ai.

Khác với nhiều nội dung khác, SC2 đến nay vẫn là một trong những trò chơi được yêu thích nhất thế giới khi đòi hỏi về mặt kỹ thuật/chiến thuật hoàn toàn hơn hẳn những nội dung khác. Nhưng trò chơi này đa phần được sử dụng để thi đấu 1vs1, thi đấu cá nhân và thực tế đã chứng minh, người Hàn hoàn toàn vô đối ở nội dung này.


Bảng rút gọn vị trí tại SC2 World Championship 2015: Hình như chỉ có mỗi Hàn Quốc chơi game này?

Bảng rút gọn vị trí tại SC2 World Championship 2015: Hình như chỉ có mỗi Hàn Quốc chơi game này?

Thế nên, đã có SC2 thì thôi Liên Minh Huyền Thoại, chứ nhìn cả hai game đều bị anh bạn láng giềng chôm chỉa chức vô địch thì xấu hổ lắm?

Người Trung Quốc vẫn thích Dota hơn

Nhiều năm trở lại đây, sự xuất hiện của hàng loạt đại gia đã làm thay đổi cả nền Liên Minh Huyền Thoại Trung Quốc. Những cao thủ của Hàn Quốc hay khắp thế giới đều muốn thi đấu tại đây bởi sự đãi ngộ quá khủng khiếp đến từ các đội game, thậm chi lương của họ đôi khi còn cao gấp nhiều lần số tiền từ giải đấu mà họ chiến thắng. Giống như bóng đá, sự ảnh hưởng của thiếu gia, đại gia đang làm cho giải đấu Liên Minh Huyền Thoại ở đây ngày cảng hấp dẫn hơn, từ đó, các đội và game thủ cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Thậm chí, họ đã chi tiền để thực hiện những trận đấu Showmatch mà trong đó, có mời các ngôi sao đương đại ngồi thi đấu.


Châu Kiệt Luân trong một poster Show-match.

Châu Kiệt Luân trong một poster Show-match.

Tuy vậy, eSports Trung Quốc đến nay vẫn có ý nghĩ truyền thống và thật khó để thay đổi điều này. Ở Trung Quốc, người ta vẫn thích Dota hơn. Không phải Dota nó khó hơn hay có tính chiến thuật cao hơn, mà đơn giản Dota là kẻ đến trước, kẻ đã thu hút thời gian và tuổi trẻ của họ, là kẻ mà đã nhiều lần duy nhất giúp cho người ta cảm thấy thống khoái khi hò hét giữa môi trường với những người xung quanh hoàn toàn như bản sao của chính mình.


Trung Quốc vẫn thích Dota 2 hơn.

Trung Quốc vẫn thích Dota 2 hơn.

*** Jack Ma từng nói rằng sẽ thật điên rồ nếu đầu tư vào game. Con trai ông là Nguyên Khôn vốn nghiện game từ nhỏ, nói mãi không được.

Một lần Jack Ma trở về nhà, gọi con trai đến, cho 200 NDT rồi bảo con cứ đi chơi game với các bạn cho thoải mái, với điều kiện, phải tìm ra ưu điểm của từng loại game và quay về báo cáo. Nguyên Khôn sung sướng chạy đi, chơi suốt 3 ngày 3 đêm mới về.

Vừa về tới nhà, Nguyên Khôn ăn no rồi lăn ra ngủ, khi bị cha hỏi, cậu đáp “Vừa đói, vừa buồn ngủ, vừa mệt, con chẳng thấy gì hay ho ở mấy game đó cả”. Khi ấy, Jack Ma mới tức giận: “Không có gì hay ho, vậy sao còn chơi, chơi đến mức quên đường về”.

“Sau lần giáo huấn đó, Jack Ma càng tỏ ra nghiêm khắc hơn với con, cùng với sự quản thúc chặt chẽ của tôi, Nguyên Khôn bắt đầu chỉnh đốn và dần rời xa thế giới game online”. Cũng chính vì cậu con trai nghiện game online nên Jack Ma không đầu tư vào lĩnh vực này.

Hiện tại Nguyên Khôn đang du học tại Mỹ, và Jack Ma mở một giải đấu eSports 5.5 triệu đô…