Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật?

Nipp  - Theo Helino | 12/08/2019 09:28 PM

Giang Hồ Hiệp Khách Lệnh
14/11/2018 NCB: Trung Quốc NPH:

"Dẫn đao tự cung" và luyện dăm ba câu chữ để trở thành nhất đại cao thủ vạn người khiếp sợ, liệu tuyệt học võ công này có thực tế?

Quỳ Hoa Bảo Điển và Tịch Tà Kiếm Phổ đều là những bí kíp võ công đỉnh cao, có thể khiến kẻ vô danh một bước hóa cao thủ. Thế nhưng, nó lại cực kỳ tàn độc, vốn dĩ người bình thường chẳng ai có đủ tâm lý để thể nghiệm những chiêu thức khủng khiếp này. Không chỉ vậy, để học được Quỳ Hoa Bảo Điển hay Tịch Tà Kiếm Phổ, người dùng còn cần "dẫn đao tự cung", hủy đi một đời trai trẻ. Cái giá phải trả cho sức mạnh vô song là quá lớn.

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 1.

Đông Phương Bất Bại là người duy nhất từng luyện thành công Quỳ Hoa Bảo Điển

Bỏ qua vấn đề uy lực của Quỳ Hoa Bảo Điển hay Tịch Tà Kiếm Phổ bá đạo tới mức nào, chúng ta đã được thấy quá nhiều trong phim ảnh, trên truyện tranh hay thậm chí, cả trong game online rồi. Câu hỏi mà nhiều độc giả quan tâm nhất chính là liệu Quỳ Hoa Bảo Điển và Tịch Tà Kiếm Phổ có thật ngoài đời hay không?

Có thể bạn chưa biết: Người từng tạo ra Tịch Tà Kiếm Phổ - Lâm Viễn Đồ chuẩn bị có màn tái xuất trong Giang Hồ Hoàng Kim ngày 13/08/2019 sắp tới. Được coi là một trong những nhất đại cao thủ trong truyện Kim Dung, liệu Lâm Viễn Đồ có đủ sức đánh bại vô số đối thủ đáng gờm khác như Độc Cô Cầu Bại, Tiêu Phong, Trương Tam Phong... hay thậm chí, Đông Phương Bất Bại? Chúng ta hãy cùng chờ xem!

Bạn đọc có thể tìm hiểu về Giang Hồ Hoàng Kim tại: https://www.facebook.com/GiangHoHiepKhachLenh/

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 3.

Lâm Viễn Đồ với Tịch Tà Kiếm Phổ chuẩn bị làm mưa làm gió ở Giang Hồ Hoàng Kim

Đi ngược lại về quá khứ, "tự cung" chỉ khiến người ta liên tưởng nhiều nhất tới các Thái Giám trong triều đình. Thật vậy, ở thời đó, nếu không phải tai nạn thì chỉ có thể là làm "hoạn quan" thì mới phải tự cung. Vậy thì đã từng có Thái Giám nào giỏi võ công chưa?

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 4.

Nhân vật Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký

Không chỉ ở truyện Kim Dung, trong nhiều tác phẩm khác, cũng có những vị Thái Giám cực kỳ giỏi võ công. Tác giả Ôn Thuỵ An từng đề cập tới nhân vật Thái giám Mễ Công công, vốn là một cao thủ thuộc loại đệ nhất thiên hạ. Trong khi tác phẩm tiểu thuyết "Long Môn Khách sạn", nhân vật Thái giám có võ công cao cường là Tào Thiếu Khâm.

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 5.

Hóa ra, không phải "tự cung" xong là ai cũng sẽ... phế

Lịch sử Trung Hoa cũng từng ghi nhận một số nhân vật Thái Giám còn được phong thành tướng quân. Ví dụ thời Bắc Tống có Lý Hiến, Đổng Quán – người đã suất lĩnh mấy trăm vạn đại quân tấn công Tây Hạ và Liêu quốc. Thời Minh thì có Tam Bảo Thái Giám Trịnh Hoà thống suất hải quân hoàn thành việc đo đạc bản đồ đường biển của Trung Quốc thời cổ .

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 6.

Có những Thái Giám còn được phong làm tướng quân (ảnh minh họa)

Đáng chú ý, vị Thái Giám được đánh giá cao nhất về khả năng võ công có thể kể đến Đổng Hải Xuyên. Ông từng sáng lập ra môn nội gia quyền tên là Bát Quái Chưởng, thậm chí còn được xưng danh Thập Đại Cao Thủ triều Thanh. Vì có nhiều mâu thuẫn với giới võ lâm, Đổng Hải Xuyên đã lén theo đường Thái Giám để tránh phiền phức, tai họa.

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 7.

Đổng Hải Xuyên là người được đánh giá cao nhất về trình độ võ thuật

Mặc dù không biết rằng liệu có phải Kim Dung đã lấy hình tượng từ Đổng Hải Xuyên cho các tác phẩm của mình không nhưng có thể khẳng định, Thái Giám với võ công cao là có thật. Khả năng cao đây chính là cơ sở để nhiều nhà văn sáng tạo những nhân vật đặc biệt của riêng mình.

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 8.

Rất có thể ông chính là người đã truyền cảm hứng để tạo ra Đông Phương Bất Bại

Tiếp đó, vậy thì nếu nhân vật "tự cung" có võ công cao là thật, liệu Quỳ Hoa Bảo Điển và Tịch Tà Kiếm Phổ cũng là thật? Trước đó, từng có vô số bộ tuyệt học võ công trong truyện Kim Dung được lấy từ chính chúng ở ngoài đời. Điển hình có thể kể đến như Dịch Cân Kinh, Cửu Âm Chân Kinh…

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 9.

Điểm đáng sợ nhất của Quỳ Hoa Bảo Điển lẫn Tịch Tà Kiếm Phổ là tốc độ

Đáng tiếc, câu trả lời lại là không. Nhiều nhà nghiên cứu võ thuật cũng từng tìm hiểu và sau cùng, họ lên tiếng phủ nhận độ xác thực của Quỳ Hoa Bảo Điển lẫn Tịch Tà Kiếm Phổ. Không có ai biết được đây là bí kíp luyện khí, nội công hay là những đòn thế thực chiến. Chính quá trình mà các nhân vật luyện 2 bộ tuyệt học trên cũng bị Kim Dung bỏ qua mà không đề cập đến nhiều.

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 10.

Đáng tiếc, không có nhiều "dấu vết" liên quan về 2 bộ võ công này

Một số nhà nghiên cứu còn gay gắt nhấn mạnh, sau khi "tự cung", việc vận sức để phá tan vật cản nghe chừng hơi khó. Người đàn ông cũng thiếu mất những chất cần thiết để phát triển sức mạnh cơ bắp và độ dẻo dai, linh hoạt. Chính vì thế, tự cung mà đạt tới tốc độ mắt thường không nhìn kịp như trong Tiếu Ngạo Giang Hồ là hoàn toàn không có cơ sở!

Tuyệt học võ công truyện Kim Dung bị cả giang hồ vừa khinh bỉ lại... cực kỳ thèm khát liệu có thật? - Ảnh 11.

Nhiều bài nghiên cứu còn chỉ ra, đàn ông sau khi "tự cung" sẽ mất đi sức mạnh vốn có, lấy đâu ra sức mà đánh đấm?

Dù sao, chúng ta cũng được biết, ít nhất là những nhân vật thái giám (đã tự cung) và giỏi võ công là có thật. Tuy nhiên, để so sánh họ với những cao thủ bình thường khác thì hiếm có tài liệu nào để tham khảo. Về thực hư của Quỳ Hoa Bảo Điển cũng như Tịch Tà Kiếm Phổ, có lẽ vào thời điểm này, hãy tạm coi như chúng chỉ là chi tiết mà Kim Dung thêm vào cho câu chuyện muôn phần đặc sắc. Còn biết đâu, trong tương lai không xa, những vết tích về bộ võ công tương tự lại xuất hiện thì sao?