Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 05/04/2017 11:59 PM

Với sự phát triển của công nghệ, video game ngày một trở nên chân thực, quy mô, chất lượng và cũng tốn chỗ trống ổ cứng hơn bao giờ hết, nhất là với game console.

Với sự phát triển của công nghệ, video game ngày một trở nên chân thực, quy mô, chất lượng và cũng tốn chỗ trống ổ cứng hơn bao giờ hết. Đối với mỗi người chơi console, họ chắc chắn phải đối mặt với một sự thực phũ phàng rằng sẽ cần thường xuyên dọn dẹp ổ cứng, xóa đi các game cũ để dành chỗ cho một game mới vừa ra lò. Sự chênh lệch giữa kích cỡ của game thời xưa và game thời nay phải nói là vô cùng lớn, lớn đến mức khiến bạn cảm thấy choáng nếu mang chúng ta cân đong đo đếm một cách cẩn thận đấy. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại tầng bước “lên đời” của bộ nhớ console trong suốt hơn 30 năm qua.

Nintendo Entertainment System (NES)

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành: 15/7/1983 (Nhật Bản), 18/19/1985 (Mỹ)
Bộ nhớ hệ thống: Không có game hoặc dữ liệu nhớ nào được lưu trữ trên máy
Kích cỡ game trung bình: 128 – 384 kB

Hệ thống NES có 2 kB RAM, và bạn không cần phải lưu trữ một chút dữ liệu nào trực tiếp trên máy cả. Mọi quá trình đó đều xảy ra trên băng cartridge với kích cỡ biến hóa từ 8 kB đến 1 MB, nhưng cỡ trung bình phổ biến nhất là từ 128 đến 384 kB.

Nintendo 64

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành: 23/6/1996 (Nhật Bản), 29/9/1996 (Mỹ)
Bộ nhớ hệ thống: Không có game hoặc dữ liệu nhớ nào được lưu trữ trên máy
Kích cỡ game trung bình: 20 – 40 MB

Hệ thống console gia đình cuối cùng sử dụng băng cartridge, Nintendo 64 là cỗ máy chơi game tuyệt vời của Nintendo. Nó có 4 MB RAM, và có thể nâng cấp lên 8 MB nhờ có Expansion Pak cần thiết cho các game như “Donkey Kong 64” và “The Legend of Zelda: Majora’s Mask”. Các băng cartridge vẫn mang vai trò kỳ diệu lưu trữ cả game và dữ liệu nhớ lên kích cỡ tối đa là 64 MB.

PlayStation

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành: 3/12/1994 (Nhật Bản), 9/9/1995 (Mỹ)
Bộ nhớ hệ thống: Không có game hoặc dữ liệu nhớ nào được lưu trữ trên máy. Thẻ nhớ PlayStation tiêu chuẩn có bộ nhớ 128 kB.
Kích cỡ game trung bình: 300 MB – 1 GB

PlayStation là cỗ máy đã giúp Sony tạo nên tên tuổi ở ngành công nghiệp game console. Mặc dù nó không phải là hệ thống console gia đình đầu tiên sử dụng CD-ROM, nhưng nó chắc chắn là người đã có công phổ biến công nghệ này và góp tay loại bỏ băng cartridge. Về mặt thông số, PlayStation vận hành với 2 MB RAM và 1 MB VRAM, các game của nó có cỡ từ 100 MB cho tới khoảng 2 GB, và lưu trữ dữ liệu nhớ trên một thẻ nhớ chuyên dụng.

PlayStation 2

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành: 4/3/2000 (Nhật Bản), 26/10/2000 (Mỹ)
Bộ nhớ hệ thống: Không có game hoặc dữ liệu nhớ nào được lưu trên máy. Thẻ nhớ PlayStation 2 tiêu chuẩn có bộ nhớ 8 MB.
Kích cỡ game trung bình: 1,5 GB – 3 GB

Được tôn vinh là hệ thống console vĩ đại nhất trong lịch sử và cũng đang giữ kỷ lục bán chạy nhất với hơn 155 triệu đơn vị, PlayStation 2 là mái nhà chung của hàng trăm tựa game xuất sắc mà ta có liệt kê cả ngày cũng không hết. Nó có 32 MB RDAM bộ nhớ hệ thống và 4 MB eDRAM cho bộ nhớ video, và người chơi có thể lưu trữ dữ liệu game trên một chiếc thẻ nhớ 8 MB rộng mênh mông.

Xbox

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành ở Mỹ: 15/11/2001
Bộ nhớ hệ thống: 8 hoặc 10 GB ổ cứng trong, cộng thêm thẻ nhớ 8 MB
Kích cỡ game trung bình: 3 GB – 4 GB

Nhờ có Microsoft với bước đột phá đầu tiên về ổ cứng trong của một hệ thống console gia đình, Xbox cho phép người chơi lưu trữ dữ liệu nhớ ngay trực tiếp trên thiết bị console, đồng thời vẫn hỗ trợ thẻ nhớ ngoài để mang dữ liệu nhớ đi khắp nơi. Bên cạnh đó, Xbox cũng có một phần cứng ưu việt với 64 MB DDR SDRAM, và có kích cỡ game trung bình là 3 GB – 4 GB. Có thể nói là nhờ có sự ra đời của nó mà mọi thứ bắt đầu leo thang một cách điên cuồng cho tới tận ngày nay.

Xbox 360

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành ở Mỹ: 20/4/2006
Bộ nhớ hệ thống: 20 GB, 60 GB, 120 GB hoặc 250 GB (mẫu cũ); 250 GB hoặc 320 GB (mẫu Xbox 360 S)
Kích cỡ game trung bình: 4 GB – 6 GB

Xbox 360 là thành công lớn nhất của Microsoft trên chiến trường console tính cho tới lúc này. Với mức giá khởi điểm 399 USD và có sở hữu nhiều tựa game xuất sắc, nó được trang bị với 512 MB GDDR3 RAM, không yêu cầu hoàn toàn phải cài đặt đĩa game vào trong máy, mà thường chỉ chiếm một chút bộ nhớ ổ cứng trong (cỡ 1 – 3 GB), cùng với nhiều cập nhật online khác.

PlayStation 3

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành: 11/11/2006 (Nhật Bản), 17/11/2006 (Mỹ)
Bộ nhớ hệ thống: ổ cúng 2.5-inch SATA (12 GB (duy nhất mẫu super-slim), 20 GB, 40 GB, 60 GB, 80 GB, 120 GB, 160 GB, 250 GB, 320 GB hoặc 500 GB included)
Kích cỡ game trung bình: 10 GB

Có khởi đầu chậm chạp hơn những đối thủ Xbox 360 của Microsoft hay Wii của Nintendo, PlayStation 3 càng về cuối vòng đời lại càng tỏ ra giá trị. Nó là một hệ thống console mạnh mẽ, mang đến cho người chơi những sản phẩm độc quyền miễn chê như “Ni No Kuni”, “Uncharted” và “The Last of Us”. Trang bị ô đĩa Blu-Ray có thể chứa đến 25 GB dữ liệu (hai lớp là 50 GB), 256 MB XDR DRAM và 256 MB GDDR3 video, cài đặt game từ đĩa thường tốn khoảng 3 – 4 GB bộ nhớ trong, cộng thêm đủ cập nhật online theo thời gian. Tất nhiên, người chơi có thể cài đặt kỹ thuật số hoàn toàn và tiêu tốn đến 30 GB – 40GB ổ cứng trong cho một tựa game AAA nào đó.

PlayStation 4

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành: 15/11/2013 (Mỹ), 22/2/2014 (Nhật Bản)
Bộ nhớ hệ thống: 500 GB, 1 TB
Kích cỡ game trung bình: 40 GB

Hệ thống console đang được yêu mến nhất của thế hệ hiện tại và cũng là nguyên nhân khiến cho không ít người chơi phát điên vì luôn luôn phải dọn dẹp bộ nhớ hệ thống mỗi khi có một tựa game mới hấp dẫn nào đó được ra lò. Thậm chí với 1 TB ổ cứng trong, người sử dụng vẫn cảm thấy thiếu thốn bởi kích cỡ to đại của mỗi tựa game khủng, hàng tá game độc lập được tặng miễn phí mỗi tháng qua PlayStation Plus, chưa kể đủ dạng cập nhật phức tạp nữa. May mắn với những bản cập nhật firmware mới, Sony đã cho phép người chơi PS4 cài đặt game lên một ổ cứng bên ngoài với cổng USD 3.0.

Xbox One

Từ 1 MB cho tới 1 TB: Bộ nhớ game console đã thay đổi thế nào suốt 30 năm qua

Ngày phát hành ở Mỹ: 22/11/2013
Bộ nhớ hệ thống: 500 GB, 1 TB hoặc 2 TB
Kích cỡ game trung bình: 40 GB

Lép vé hoàn toàn trước đối thủ PlayStation 4, và chỉ có doanh số tiêu thụ vô cùng chậm chạp so với người tiền nhiệm, Xbox One đang được nhiều người chơi coi là “đã chết”. Chuyện thiếu hụt các tựa game độc quyền mới lạ là một vấn đề lớn khiến người chơi không hề muốn rước cỗ máy này về nhà và nhìn vào tình hình hiện tại thì vấn đề này sẽ còn tồn tại dài dài.

Theo Nowloading