Trải lòng của anh chàng 6 năm làm giàu nhờ nhặt "đồ rác" trong game online

Đoạn Tuấn  - Theo Trí Thức Trẻ | 11/11/2016 09:00 PM

Võ Lâm Returns
16/11/2016 NCB: Đang cập nhật NPH:

Nếu chỉ thoạt nhìn qua dáng vẻ thư sinh tuổi đôi mươi của Hà Thắng, hẳn bất kỳ ai cũng sẽ đều thấy khó tin khi nghe kể về câu chuyện: 6 năm làm giàu nhờ nhặt "đồ rác" trong game online đầy thăng trầm của chàng trai trẻ này.

Nếu là một người chơi có thâm niên nhiều năm dài gắn bó cùng game online, chắc chắn rằng những danh từ như "dân cày", "farmer", "nông dân cày vàng"... đã trở nên quá quen tai đối với bạn. Ai cũng hiểu rằng, nó dùng để chỉ những người tìm đến chơi game online không phải mục đích giải trí đơn thuần, mà thay vào đó họ muốn kiếm thêm thu nhập, cải thiện kinh tế trực tiếp từ game mà mình tham gia chơi. Bằng nhiều cách thức, những dân cày này có thể tạo ra một thị trường giao thương rộng lớn trong thế giới game, để rồi từ đó dễ dàng đưa giá trị của những món đồ ảo mình kiếm được từ game thành giá trị ngoài đời thực.


Nhiều người tìm đến game online không phải vì muốn giải trí, mà vì họ muốn đổi đời nhờ game.

Nhiều người tìm đến game online không phải vì muốn giải trí, mà vì họ muốn đổi đời nhờ game.

Cũng chính vì lý do này nên những tượng đài game online như: MU Online, VLTK, Kiếm Thế, Chinh Đồ, Thiên Long Bát Bộ... vào thời kỳ hưng thịnh đều thu hút được một lượng lớn dân cày tìm đến tham gia. Tất cả cũng nhờ hệ thống cho phép người chơi tự do buôn bán, giao dịch bất kỳ loại vật phẩm nào mình kiếm được từ game (trang bị, vàng, KNB).

Tuy nhiên trong chuyện đời của nghề này, không phải bất cứ con đường nào cũng được trải sẵn hoa hồng, giúp họ bỗng chốc trở nên giàu có nhờ cày đồ ảo trong game. Điển hình là câu chuyện về Hà Thắng - một cái tên nặng đô trong giới dân cày game online Việt, mặc dù được mọi người xung quanh nhìn nhận như một người có cuộc sống khá giả nhờ vào nghề cày cuốc game, hiện là ông chủ sở hữu GiaiTriNET - một gaming center lớn tại Đan Phượng, Hà Nội. Nhưng ít ai hiểu được rằng để có được thành quả như vậy, Hà Thắng đã phải đánh đổi bằng vô số bài học đắt giá, kinh nghiệm tính toán và tính kiên trì bám trụ với nghề trong suốt 6 năm ròng rã.

Từ thời MU Hà Nội đã biết cày Vàng, bán Chaos...


Chân dung về Hà Thắng (Ếch Koof) - chàng thanh niên suốt 6 năm nhặt đồ rác trong game online để làm giàu.

Chân dung về Hà Thắng (Ếch Koof) - chàng thanh niên suốt 6 năm nhặt "đồ rác" trong game online để làm giàu.

Dựa trên lời kể lại của Hà Thắng, cậu biết đến thuật ngữ dân cày game lần đầu tiên vào năm 2003, khi chơi MU Hà Nội - một game online đang rất thịnh hành tại các quán Net thời bấy giờ. Khác biệt hẳn với những bạn bè tìm đến game với mục đích giải trí đơn thuần, ngay từ thời gian đầu MU Hà Nội xuất hiện, Thắng đã nhanh chóng nhận ra nhu cầu cần mua vàng ingame, cũng như vô số các loại vật phẩm ảo hiếm khác trong hệ thống game.


MU Online - Game online đầu tiên mang đến khái niệm trader (giao dịch) và cày vàng cho cộng đồng game thủ Việt.

MU Online - Game online đầu tiên mang đến khái niệm trader (giao dịch) và cày vàng cho cộng đồng game thủ Việt.

Tiếp đến, cậu lăn lội trên rất nhiều diễn đàn thảo luận về MU được thành lập thời bấy giờ để tổng hợp kinh nghiệm về cày vàng hiệu quả, cũng như vị trí rơi item theo từng chủng quái vật, phân chia trên các Map khác nhau... sau khi đã có trong tay mọi thông tin cần thiết, Thắng đã mạnh dạn kêu gọi những người bạn cùng chơi MU Hà Nội với mình, lập một loạt account clone để cùng cày vàng, farm đồ cùng nhau. Khi tích lũy được một số lượng vàng ảo lớn hoặc một số item hiếm có, Thắng bắt đầu lên các diễn đàn và rao bán lại cho những người có nhu cầu mua. Số tiền kiếm được từ việc này sau khi trích 30% để thanh toán các chi phí tiền giờ quán Net và chia đều cho nhóm thì Thắng cũng được kha khá.


Thời mà người người đổ về chơi MU Hà Nội, một viên Chaos khi ấy được định giá hàng triệu đồng.

Thời mà người người đổ về chơi MU Hà Nội, một viên Chaos khi ấy được định giá hàng triệu đồng.

Thậm chí về sau này, một thành viên trong nhóm cày MU Hà Nội chung với Thắng đã tự viết ra một phần mềm thứ ba, giúp một PC có thể chạy được nhiều account game MU. Nhờ vào điều này mà năng suất hoạt động của nhóm Thắng được bội thu hơn thời gian trước rất nhiều. Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau đó, nghề dân cày game bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ trong cộng đồng MU Hà Nội khiến đội cày của Thắng dần mất đi vị thế, họ buộc phải tìm cách dời qua chơi những game online khác để tìm kiếm thị trường mới cho mình.

"Từ thời võ lâm, Kiếm Thế đến Chinh Đồ... chưa game online nào mà mình chưa từng cày qua".

Chia sẻ thêm về câu chuyện của mình, Hà Thắng cho biết: "Từ xưa đến giờ, cái nghề cày game với mình luôn được phân chia thành hai dạng Pro và Noob, Pro để chỉ những người am hiểu tường tận về cácj game vận hành, quy luật hoạt động của các sự kiện diễn ra trong game rồi từ đó vận dụng hiệu quả, tạo ra lợi ích đối với nhân vật của mình. Nắm được toàn thể rồi thì mới tính đến chuyện lập dàn account rồi bắt đầu cày cuốc kiếm đồ bán thôi!


Võ lâm, Kiếm Thế, Chinh Đồ... là những game online lý tưởng cho dân cày cuốc, thích giao dịch mua bán. - Hà Thắng cho biết.

"Võ lâm, Kiếm Thế, Chinh Đồ... là những game online lý tưởng cho dân cày cuốc, thích giao dịch mua bán". - Hà Thắng cho biết.

Còn Noob là mấy dạng lợi dụng Bug, Glitch (lỗi của game) để trục lợi, bug lỗi được đồ ngon, vàng nhiều nhưng khi bán cho người khác, khả năng bị NPH phát hiện và coi là tội hack phá hoại, thu hồi và ban vĩnh viễn tài khoản là rất cao. Nên dạng này đối với các dân cày Pro không ủng hộ, thậm chí là kỳ thị bởi nó dễ làm hỏng thị trường giao dịch đồ mà họ cất công tạo dựng nên".

Hãy nhớ đầu tư cho những account clone mạnh hơn, vì chúng là công cụ giúp bạn cày đồ đổi ra tiền. - Hà Thắng cho biết.
"Hãy nhớ đầu tư cho những account clone mạnh hơn, vì chúng là công cụ giúp bạn cày đồ đổi ra tiền". - Hà Thắng cho biết.

Hà Thắng cho biết thêm, không phải game online nào khi xuất hiện cũng có thể áp dụng hình thức cày đồ cày vàng, dân cày chỉ có đất sống với những game cho phép người chơi giao dịch tự do, buôn bán vật phẩm với nhau. Đặc biệt thời ngày xưa, nếu nói đến game online lý tưởng để cho dân cày tự do bay nhảy buôn bán thì sẽ không game nào vượt qua được võ lâm, Kiếm Thế hay Chinh Đồ.

Ví dụ với riêng Chinh Đồ, game giới hạn thời gian nhặt rác của các nhân vật trên level 50 là 10 giờ/ngày, 10 giờ đó lại chỉ có 30 phút đầu là nhặt rác hiệu quả nên muốn kiếm tiền qua nhặt rác cũng là cả một nghệ thuật. Thắng nhờ đó mà học được cách là lập 150 nhân vật cùng lúc, cày chúng cho lên đến level 48 thì dừng lại, làm nhiệm vụ và đầu tư đập đồ cho chúng có lực tay mạnh hơn.


Võ Lâm Returns là một trong số hiếm game online cho phép giao dịch tự do mà tôi thấy rất lý tưởng với dân cày ở thời điểm hiện tại. - Hà Thắng chia sẻ.

"Võ Lâm Returns là một trong số hiếm game online cho phép giao dịch tự do mà tôi thấy rất lý tưởng với dân cày ở thời điểm hiện tại". - Hà Thắng chia sẻ.

So với thời hiện nay, Thắng thấy đáng tiếc rằng những game được tự do giao dịch như vậy trong mắt dân cày ngày càng hiếm xuất hiện, nếu muốn sở hữu một món vật phẩm quý trong game, ngoài việc phải canh diệt được Boss theo sự kiện hoặc mua trực tiếp từ Cash Shop ra thì người chơi đều không thể tương tác giao dịch trực tiếp với nhau. Điều này có thể đem lại mặt lợi kinh tế nhiều cho NPH, nhưng vô tình lại đánh mất dần nhiệt huyết dành cho game từ số đông người chơi. Rồi sẽ còn ai hứng thú với những món trang bị khóa, vô giá trị vì không thể giao dịch bán lại?

Lời kết

Từ câu chuyện được chia sẻ từ Hà Thắng, chúng ta có thể nhận định rằng, nếu không còn giao dịch trực tiếp, nghề “con buôn” và “nông dân” trong các game võ lâm chắc chắn sẽ chết. Đó là lý do mà một số game online cho phép giao dịch tự do gần đây như Võ Lâm Returns bỗng dưng trở thành nam châm đối với các game thủ, thu hút rất đông người chơi mong đợi được trải nghiệm.

Hiện tại để bàn luận thêm về câu chuyện nên hay không nên trở thành dân cày trong Võ Lâm Returns, các game thủ có thể tham gia vào cộng đồng trò chơi này TẠI ĐÂY.