Top game mobile Android tại Trung Quốc trong tháng 3/2016

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 04/05/2016 08:00 PM

10% trong số top 100 game mobile Android có doanh thu cao nhất Trung Quốc đều có đề tài “đấu địa chủ”, một thể loại độc nhất ở Trung Quốc.

Dựa theo kết quả từ bảng theo dõi thị trường game mobile Trung Quốc được kết hợp thực hiện bởi Newzoo và TalkingData cho hay, 10% trong số top 100 game Android có doanh thu cao nhất Trung Quốc đều có đề tài “đấu địa chủ”. Đây là một thể loại độc nhất ở thị trường game mobile lớn nhất thế giới, trong đó cơ chế gameplay chính xoay quanh việc những người nông dân nổi dạy chống lại chủ đất của mình, mô phỏng lại một thời kỳ xung đột tầng lớp trong lịch sử Trung Quốc.

Sản phẩm Happy Lord của Tencent là trò chơi phổ nhất nhất của thể loại “đấu địa chủ” với hơn 10 triệu người sử dụng hoạt động mỗi tháng trên riêng nền tảng Android. Trò chơi này thường xuyên lọt vào top 10 game Android doanh thu cao nhất Trung Quốc theo số liệu của Newzoo kết hợp TalkingData, và nó đã giữ vị trí thứ 4 trong tháng 3/2016. Một số nhà phát hành game “đấu địa chủ” lọt top khác bao gồm Boyaa, JJ, June Network, Ourgame, Tuyou và Storm Snow.


Top 10 game mobile Android và cửa hàng ứng dụng ở Trung Quốc trong tháng 3/2016, theo nghiên cứu Newzoo kết hợp TalkingData

Top 10 game mobile Android và cửa hàng ứng dụng ở Trung Quốc trong tháng 3/2016, theo nghiên cứu Newzoo kết hợp TalkingData

Hầu hết những game “đấu địa chủ” cực kỳ thành công ở Trung Quốc đều có vài điểm chung trong cơ chế hoạt động. Đầu tiên, dung lượng game thường rất nhỏ, chỉ dưới 15M, cho phép người chơi tải về rất nhanh từ một link chia sẻ trên mạng xã hội. Thứ hai, các game này không yêu cầu phải đăng ký trước khi vào game và có rất nhiều cách để chuyển hướng người sử dụng quay trở lại game từ cửa sổ thoát bên ngoài. Tiếp đó, chúng được kết nối với vài trang truyền thống xã hội nổi tiếng và có lối chơi sáng tạo để phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.

Quan trọng nhất là thể loại này được công nhận là dạng eSports bởi chính phủ Trung Quốc. Có một số giải đấu eSports toàn quốc được tổ chức cho người chơi của thể loại “đấu địa chủ”, và các fan có thể xem vòng chung kết trên kênh truyền hình quốc gia và trang web thể thao.

Điểm nhấn thương hiệu thiết bị: OnePlus

Thông qua dữ liệu trong tháng 3/2016, OnePlus đã vượt qua Motorola, Letv, Micromax và Hisense để trở thành thương hiệu thiết bị thông minh phổ biến thứ 15 ở Trung Quốc, đạt tỷ lệ tăng trưởng 100% cực ấn tượng so với tháng 2/2016. Thương hiệu OnePlus được thành lập ở giai đoạn cuối năm 2013 và cho ra mắt smartphone đầu tiên vào năm 2014, cung cấp điện thoại Android cấu hình cao với mức giá phải chăng. Hiện nay, OnePlus đã thâm nhập vào 36 quốc gia, bao gồm cả những thị trường quan trọng ở Tây Âu.


Top 20 thương hiệu thiết bị thông minh phổ biến nhất Trung Quốc trong tháng 3/2016

Top 20 thương hiệu thiết bị thông minh phổ biến nhất Trung Quốc trong tháng 3/2016

IP manga và anime là nguồn tài nguyên giá trị

Naruto Mobile là một trong những sản phẩm mới nhất dưới là cờ của Tencent, có tiếp nhận bản quyền chính hiệu của series manga/anime nổi tiếng Nhật Bản. Sản phẩm này đã đứng vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng tháng 3 sau khi cập nhật mới bao gồm nhân vật được ưa thích như Uchiha Itachi. Chiến lược marketing khôn ngoan của Tencent cũng đã đóng góp vào thành công thương mại của game, thông qua việc quảng bá mạnh mẽ trên cả các kênh online và offline.

Trong khi tập phim Naruto mới nhất đạt thành công ở phòng vé Trung Quốc trong tháng 2/2016, Tencent đã lập tức tung ra vài chiến dịch nhắm vào lượng ngưới ử dụng trong độ tuổi 8X và 9X để xây dựng cái mà họ gọi là “vòng khép kín game và phim.” Rất nhiều người chơi trong nhóm này là fan hâm mộ của Naruto và khách hàng tiêu dùng trung thành của thương hiệu. Bên cạnh đó, Naruto Mobile cũng được giám sát chặt chẽ bởi tác giả Kishimoto Masashi để đảm bảo cốt truyện game ăn khớp với nguyên tác.

Tìm hiểu lịch sử và đặc điểm của trang phục nữ sinh Nhật Bản