Top 10 video game đối kháng "quái thai" nhất mọi thời đại

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 21/09/2016 0:00 AM

Hầu hết game đối kháng đều có một độ “dị” nhất định tồn tại, nhưng có một số phải nói là đi quá đà đến độ ngớ ngẩn.

Game đối kháng là một trong những thể loại lớn nhất và có lịch sử lâu đời trong ngành công nghiệp video game, nhưng ngay cả những fan trung thành nhất cũng sẽ thú nhận rằng nhiều lúc thể loại này hơi bị “quái thai”. Ngay cả những tựa game đối kháng như series “Virtua Fighter”, vốn được tôn vinh bởi tính chân thực của nó, vẫn có những nhân vật hết sức ngộ và một vài màn phản khoa học thông tường.

Hầu hết game đối kháng đều có một độ “dị” nhất định tồn tại, nhưng có một số phải nói là đi quá đà đến độ ngớ ngẩn. Dưới đây là danh sách 10 game đối kháng lạ đời nhất mọi thời đại từng được phát hành chính thức (không tính các sản phẩm fan-made), và có thể không phải game nào cũng hay ho thú vị, nhưng xét về độ “thảm họa” thì khó ai bì kịp được:

Ballz 3D

“Ballz 3D” không phải là một thực sự tốt. Nó có đồ họa xấu xí, âm thanh tồi tệ và có cơ chế điều khiển rất khó chịu, nhưng bất kể những vẫn đề này, trò chơi vẫn có một vẻ lôi cuốn dị thường. Bạn cần tỏ lòng tôn trọng đối với bất cứ nhà phát triển nào đã sáng kiến ra một ý tưởng khác đời như thế này.

BCV: Battle Construction Vehicles

Kể cả những tựa game lạ nhất trong danh sách này cũng thường có võ sĩ theo diện mạo con người truyền thống, nhưng “BCV: Battle Construction Vehicles” làm náo loạn mọi thứ khi có các đấu sĩ là đủ dạng phương tiện xây dựng. Tựa game này được phát hành ở Nhật Bản và Châu Âu, khiến mọi người phải ngỡ ngàng với cơ chế và đồ họa khó đỡ của mình.

Bio F.R.E.A.K.S.

Thật khó có thể tin được khi chính Midway, hãng khai sinh ra “Mortal Kombat” lại cho ra đời tựa game kiểu như “Bio F.R.E.A.K.S.”. Sản phẩm không hề có cách chơi hấp dẫn, và cũng chẳng có đồ họa xuất sắc gì, nhưng điều khiến nó lọt vào danh sách này chính là nhờ bối cảnh giả tưởng trong tương lai với một cuộc nội chiến xảy ra ở Neo-America, nơi các thế lực giải quyết tranh chấp bằng cách lên võ đài.

Cho Aniki: Bakuretsu Ranto Hen

Series hài hước bá đạo “Cho Aniki” luôn được biết đến với những sản phẩm ở thể loại bắn phi thuyền, nhưng thật thú vị và “thảm họa” khi nó mang đầy đủ nét đặc trưng sang thể loại đối kháng. Tất cả những trò đùa điên rồ và kích thích đã khiến series này trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản đều được lưu giữ nguyên vẹn, mang tới cho người chơi một trải nghiệm khó có thể quên.

Clayfighter

“Clayfighter” từng được quảng cáo hoành tráng là một phiên bản khác của những game siêu bạo lực như “Mortal Kombat” và “Street Fighter II”. Nhà phát triển của sản phẩm này mong muốn có được mức độ hành động căng thẳng như những người đồng nghiệp trên, nhưng phải kèm theo chút yếu tố hài hước. Mặc dù có ý tưởng dị với các võ sĩ bằng đất sét, đây thực tế là một tựa game rất sáng tạo ở thời điểm năm 1993, với phong cách đồ họa được tạo ra bằng kỹ thuật hoạt hình tĩnh.

Divekick

Trong hầu hết game đối kháng, chắc chắn người chơi nào cũng thích lạm dụng chiêu đá từ trên không xuống đầu đối thủ. Đó là lí do vì sao có một tựa game hoàn toàn tập trung quanh cơ chế này là điều tuyệt vời nhất mà ai đó từng nghĩ đến. Ở “Divekick”, người chơi sẽ có chỉ duy nhất một chiêu thức là nhảy đá đối phương, hết sức đơn giản, ngốc nghếch và hài hước tột cùng.

Primal Rage

“Primal Rage” là một game hết sức độc đáo bởi vì nó có hệ thống võ sĩ toàn khủng long, vượn khổng lồ và đủ loại quái vật khác. Tương tự như “Clayfighter”, trò chơi này cũng sử dụng kỹ thuật hoạt hình tĩnh, nhưng mô hình các nhân vật có độ chi tiết hơn hẳn. Bên cạnh đó, nó cũng có coi là một phiên bản clone của “Mortal Kombat” với hàng tấn bạo lực và chiêu fatality tàn bạo.

Shaq-Fu

Shaquille O’Neal là một trong những vận động viên bóng rổ NBA nổi tiếng nhất của thập niên 90’, và anh ta cũng là một fan nhiệt huyết của thể loại game đối kháng. Và điều đó khiến các nhà phát triển game nghĩ rằng cho ra đời một sản phẩm dựa trên hình tượng ngôi sao này là một ý tưởng tuyệt vời, họ chưa bao giờ … sai lầm như thế. Cho tới ngày nay, “Shaq-Fu” vẫn được coi là một trong game tệ nhất từng được phát hành.

Sonic the Fighters

Ở thập niên 90’, thương hiệu “Sonic the Hedgehog” có thể coi là đang trên đỉnh cao nhất, nhưng điều đó không khiến nó tránh khỏi có một hai hạt sạn đáng quên. Hãy đến với “Sonic the Fighters”, một phiên bản bị lột trần của “Virtua Fighter”, không hề có chiều sâu gameplay hay độ vui thú gì cả. Tựa game này được phát hành giới hạn trên các hệ thống game arcade và phải đến 10 năm sau mới tìm được đường lên các hệ thống game gia đình.

Tongue of the Fat Man

“Tongue of the Fat Man” không chỉ được công nhận là một trong những game đối kháng tệ nhất mọi thời đại, mà còn là một trong những video game tệ nhất nói chung. Chỉ cần đọc tựa đề của trò chơi này thôi là đã phần nào cảm nhận được mức độ thảm họa rồi, kèm theo đó là một phong cách đồ họa cổ quái và một cơ chế điều khiển dở hết chỗ nói.

Theo Geek

Đây là cách người Nhật nói lời "tạm biệt" với bộ manga 40 năm tuổi